01/01/2021 12:20  
Không phải bất kì thói quen nào cũng vô hại như chúng ta vẫn tưởng. Thậm chí, một trong số chúng còn có thể cực kì nguy hiểm.

1. Bắt chéo chân

Thông tin đầu tiên nói về tác hại của việc bắt chéo chân là từ một công ty sản xuất thực phẩm bổ sung vào năm 1999. Rất nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng, ngồi vắt chéo chân (trên ghế hoặc trên sàn) sẽ dẫn đến tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương thần kinh.

2. Cho chim ăn

Cho chim bồ câu ăn là một trong những hoạt động ngoài trời yêu thích mà các bậc cha mẹ thích làm cùng con cái mình. Thật không may, mặc dù hoạt động này có vẻ vui nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khả năng một con chim bồ câu mang bệnh truyền nhiễm là hơn 50%.

3. Đeo kinh râm kém chất lượng

Đừng nghĩ rằng những chiếc kính râm rẻ tiền bày bán ngoài kia là vô hại. Các nhà sản xuất ra chúng sử dụng mắt kính rẻ tiền không thể bảo vệ mắt bạn khỏi tia cực tím, và trong cái nắng chói chang, võng mạc của bạn rất có thể sẽ bị bỏng.

Cảm giác về bóng râm mà chiếc kính mang lại làm cho đồng tử của bạn giãn ra, từ đó nhận một lượng tia cực tím gấp đôi có hại hơn cả việc không đeo kính. Những tia UV dư thừa còn có thể gây đục thủy tinh thể, làm hỏng mắt hoặc thậm chí dẫn đến ung thư.

4. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nhu cầu nước của cơ thể là riêng lẻ. Nếu bạn di chuyển nhiều và chơi thể thao thì hoàn toàn có thể uống nhiều nước. Nếu bạn có vấn đề về thận hoặc tim mạch, hãy uống ít đi. Trong các trường hợp còn lại, cách tốt nhất để tìm ra nhu cầu hằng ngày của bạn là khát. Nếu bạn không cảm thấy khát thì đừng thúc ép cơ thể uống nước nha!

5. Tự điều trị bằng cách chườm nóng

Chườm lạnh hoặc nóng lên chỗ đau là cách làm thông thường mọi người áp dụng để giảm đau. Tuy nhiên, có một danh sách các bệnh tuyệt đối không nên chườm nóng bao gồm: chảy máu, viêm cấp tính trong bụng (viêm ruột thừa, viêm tụy, viêm túi mật) và trong vài giờ đầu cũng như vài ngày sau khi bị bong gân hoặc chấn thương.

6. Làm bỏng ngô bằng lò vi sóng

Nguy hiểm ở đây không phải từ cách làm mà chủ yếu là do một chất hóa học gọi là diacetyl. Khi bạn nổ bỏng trong lò, quá trình hóa hơi sẽ diễn ra. Hơi nóng này nếu vô tình hít hay ăn phải sẽ đi vào phổi và gây tổn thương cơ quan này. Để giảm nguy cơ, hãy để bỏng nguội rồi mới ăn, không nên ăn ngay lập tức khi bỏng vừa ra lò.

7. Ăn tại bàn làm việc 

Nơi làm việc hoàn toàn không phù hợp với việc ăn uống bởi nó tích tụ hàng tấn vi khuẩn không tốt cho tiêu hóa của bạn. Nếu thông tin này là chưa thuyết phục thì hãy nhớ rằng mùi thức ăn có thể làm phiền đồng nghiệp xung quanh khiến họ không thể tập trung hoàn thành công việc của mình.

8. Đi dép lê khi ra ngoài

Với nhiều người, việc đi dép ra ngoài là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, rủi ro bạn sẽ gặp phải trong trường hợp này là bị xước chân, côn trùng cắn hoặc vết phồng rộp đều dễ dàng bị nhiễm trùng. Tệ hơn, tình trạng ấy có thể lan ra toàn bộ cơ thể bạn.

9. Uống sữa không béo

Sữa không chất béo không tốt bằng sữa thông thường. Khi chất béo được chiết xuất từ sữa, vitamin sẽ đi cùng với chúng được thay thế bằng các chất tổng hợp không mấy tốt cho cơ thể bạn. Nhiều nhà sản xuất đã tăng cường sữa không béo bằng cách thêm vào sữa chất có thể oxy hóa cholesterol. Tuy chưa có bất kì bằng chứng lâm sàng nào nhưng các thí nghiệm cho thấy, những động vật tiêu thụ cholesterol bị oxy hóa sẽ tích tụ các mảng bám trên động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim.

10. Không để ý đến tư thế ngồi

Hãy quan tâm đến cột sống của mình bằng cách theo dõi xem mình đã làm đúng những điều trong danh sách này chưa nhé:

- Chiều cao của ghế ngồi phải tương ứng với chiều dài của đùi và ghế ngồi phải chắc chắn.

- Phần mông của bạn phải ngồi không ít hơn 2/3 ghế.

- Phần lưng ghế phải vừa vặn với cột sống của bạn.

- Tựa lưng vào ghế mang lại cảm giác chắc chắn.

- Đảm bảo bả vai của bạn được đưa vào gần nhau, phần vai ngang bằng nhau và bụng được thư giãn.

- Đừng bắt chéo chân, điều này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu của bạn.

- Di chuyển nhẹ nhàng để cột sống không đập vào ghế.

- Giữ tư thế dồn trọng tâm lên hông trong khi đầu hướng về phía trước.

- Đừng vội thay đổi tư thế khi bạn cảm thấy mỏi hoặc khó chịu. Hãy từ từ thả lỏng để biến tư thế này thành thói quen bởi bạn sẽ không thể áp dụng cách ngồi này ngay lập tức.

11. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ

Nhiều người vẫn lựa chọn tư thế ngủ khiến bản thân thoải mái nhất. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau, một số sẽ khá nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời.

Khi bạn nằm nghiêng, cơ hoành sẽ bị cản trở không thể di chuyển tự do gây ra nhiều vấn đề về phổi và gây đau lưng. Ngược lại, nằm sấp khi ngủ còn gây nguy hiểm hơn vì nó tạo áp lực lên tất cả các cơ quan. Về lâu về dài nó sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh và các vấn đề tim mạch.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


hoàn thành công việc   sản xuất   thói quen   thực phẩm   ung thư  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...