19/09/2020 20:51  

Từ năm 1988, Airbus bắt đầu nghiên cứu một máy bay cỡ siêu lớn mới tên mã A3xx - sau này trở thành A380, để đọ sức với Boeing 747-400. Nhưng do bị thúc đẩy bởi sự thành công ban đầu của A330 và A340, Airbus đã sớm phạm sai lầm với định hướng phát triển. A330 và A340 là hai dòng máy bay được khởi nguồn từ một thiết kế gốc nên có sự tương đồng giữa nhiều bộ phận từ hệ thống điện tử, khung thân cho tới cánh. Airbus muốn duy trì đường lối này trên A3xx, vì hoán cải từ nền tảng cũ sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với phát triển một máy bay mới tinh.

Để tạo ra khoang hành khách lớn chưa từng có và trên tinh thần "copy-paste", các kỹ sư đã vận dụng mọi biện pháp nghiệp vụ để phác thảo bản nháp cho A3xx. Ban đầu, họ ghép hai khung thân A340 vào làm một. Chưa hài lòng, họ chồng một chiếc A320 lên A340 nhằm tạo cấu hình hai tầng. Cuối cùng, hãng quyết định kết hợp cả hai ý tưởng.

A3xx nguyên thuỷ được tạo ra bởi hai thân A340 khiến khoang hành khách trở nên quá rộng, gây cản trở quá trình thoát hiểm. Ảnh: Airbus.

‘Quả lựu đạn bọc nhung từ Boeing 

Áp lực đối với Airbus dần tăng cao khi từ nước Mỹ, Boeing cũng dần để mắt đến phân khúc máy bay ngoại cỡ. Chiếc 747-400, vốn đã rất lớn với 416 ghế, nhưng ngày càng nhỏ bé so với yêu cầu từ khách hàng của Boeing. United Airlines đánh tiếng cần một phi cơ mới chở được 650 khách. Japan Airlines, All Nippon Airways và Thai Airways cũng theo rất sát dự án.

Dẫu vậy, chiến lược và tình thế của Boeing lại xung khắc lẫn nhau. Khi nhận thiện chí đặt mua phi cơ siêu lớn, hãng có hai lựa chọn là cải tiến 747-400 hoặc chế tạo một máy bay hoàn toàn mới nhưng sẽ tốn kém hơn nhiều. Không thể nâng cấp 747 mà đảm bảo được tầm bay, Boeing buộc phải tính kế hoạch B. Nhưng rắc rối là nhà máy chuyên lắp ráp tàu bay thân rộng của hãng tại Everett đã chạy hết công suất nên không thể kham thêm một dự án hoàn toàn mới. 

Trong thế rất bí, Boeing mở đường thoát hiểm theo cách không ai tin nổi: cộng tác với phía Airbus. Điều đặc biệt nhất của cái bắt tay bom tấn này là Boeing đã tận dụng kẽ hở trong nội bộ đối tác để trục lợi ngoạn mục. 

Cáp điện của A380 do Pháp phát triển từng không lắp vừa vào khung thân vốn sản xuất tại Đức. Sự cố gây thiệt hại 5 tỷ euro và khiến dự án bị đình trệ 6 tháng. Ảnh: Airbus.

Đầu thập kỷ 90, Airbus có cấu trúc doanh nghiệp rất phức tạp khi tổng công ty là liên doanh của các chi nhánh độc lập từ các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha, và Đức. Vai trò của Airbus là đại diện cho nhóm, chịu trách nhiệm tham gia một phần và kinh doanh máy bay chứ họ không phải một nhà sản xuất thuần tuý. Với tư cách đối thủ, làm việc trực tiếp với Airbus "con" không phải chủ trương được Boeing hoan nghênh. Nên đầu năm 1993, hãng ký bản ghi nhớ hợp tác với mọi công ty chủ chốt thuộc liên doanh Airbus trừ... Airbus.

Với thoả thuận trên, Boeing và cả các đối tác đều có thể san sẻ cho nhau chi phí nghiên cứu cực lớn của một máy bay mới. Trước đó, Boeing phân tích hậu quả của cuộc chiến tranh vùng Vịnh và cho rằng thị trường sẽ không còn đủ nhu cầu cho hai dòng phi cơ ngoại cỡ. Nếu chỉ sản xuất một loại thì đứng chung chiến tuyến với phía Airbus là phương án không tồi. 

Tiếp theo, quan hệ với DASA (chi nhánh Đức của Airbus) sẽ bôi trơn quá trình xin giấy chứng nhận tại châu Âu cho mẫu 777 sắp đưa vào khai thác. 

Cuối cùng, thâm nhập vào nội bộ Airbus rồi, Boeing không thiếu cách "góp ý" để gián tiếp làm chậm tiến độ dự án A3xx. Mà A3xx càng bị trì hoãn thì Boeing lại càng níu giữ được danh hiệu máy bay lớn nhất thế giới cho báu vật 747 của mình. 

Điển hình là lúc thảo luận đến hệ thống lái. Trong khi Airbus dùng cần điều khiển, Boeing lại sử dụng bánh lái nên ý tưởng tích hợp cả hai nền tảng được đề xuất: trong buồng lái hai người, một phi công sẽ sử dụng cần điều khiển, người còn lại dùng bánh lái. Các bên phải dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá nhưng đi đến kết luận là phương án này không khả thi dẫu Boeing vẫn miệt mài tư vấn rất nhiệt tình... 

Buồng lái Airbus (ảnh trên) và Boeing. Ảnh: Planespotter.

Nhưng mọi việc dần chuyển biến xấu khi chính phủ Mỹ phản đối liên minh này. Tham vọng bị hạ nhiệt, hãng American lại khuyên không nên sản xuất máy bay siêu lớn, mà cần nhắm tới phân khúc phi cơ cỡ trung bay đường dài. Rốt cục Boeing quyết định rút lui khỏi nhóm.

Đây là điều bất đắc dĩ, không phải âm mưu được chuẩn bị từ đầu để gây rối nội bộ Airbus, nhưng quyết định hợp tác ấy là pha dàn xếp phòng ngự phản công tuyệt vời của Boeing khi cùng lúc hãng tháo gỡ được các rào cản lớn mà không tiêu hao nhiều nội lực.

Khuynh đảo từ mặt đất đến bầu trời

Năm 1997, Airbus tái cấu trúc doanh nghiệp với các công ty thành viên để trở thành một khối thống nhất như ngày nay và tiếp tục tự nghiên cứu A380. Đến năm 2005, hãng đã thành công trong việc tạo ra một chiếc máy bay kinh thiên động địa theo đúng nghĩa đen.


A380   Airbus   Máy bay  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...