27/10/2020 17:20  
n Độ gần đây đã tặng tàu ngầm Kilo cho quốc gia láng giềng Myanmar, vừa giúp nước này xây dựng hải quân, vừa cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.

Hải quân Myanmar ngày 15.10 đã đưa UMS Minye Theinkhathu, tàu ngầm đầu tiên của nước này tham gia cuộc diễn tập Sea Shield 2020 trên vịnh Bengal. Minye Theinkhathu là tên của một người anh hùng Myanmar.

Đây là tàu ngầm lớp Kilo đời đầu được Ấn Độ biếu không cho Myanmar. Tàu từng phục vụ trong hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Sindhuvir.

Nhà máy đóng tàu Ấn Độ đã đại tu con tàu trước khi chuyển giao cho Myanmar. Tàu có thể hoạt động thêm 10-15 năm nữa, tức là đến giai đoạn những năm 2030, theo truyền thông Ấn Độ.

Đây được xem là động thái giúp Myanmar tiến tới là quốc gia ASEAN thứ 5 sở hữu hạm đội tàu ngầm. Động thái này cũng giúp Ấn Độ mở rộng hợp tác và cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực.

Bình luận về động thái trên, tờ Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ sự hoài nghi và chê bai.

Hoàn Cầu cho rằng truyền thông Ấn Độ và phương Tây đã phóng đại sự kiện trên. Hoàn Cầu nói Ấn Độ muốn loại bỏ các tàu ngầm cũ, lỗi thời, trong khi Myanmar cần tàu ngầm để huấn luyện thủy thủ, nên mới có chuyện Ấn Độ biếu không Myanmar tàu ngầm. “Hai bên đều có lợi trong thương vụ này và chuyện chỉ có vậy”, Hoàn Cầu viết.

Đây cũng có thể được coi là động thái chào hàng của Ấn Độ trong trường hợp Myanmar muốn đóng mới các tàu ngầm tương tự.

Tàu ngầm trên đã lỗi thời nên không tạo ra mối đe dọa với Trung Quốc. Nhưng không thể phủ nhận rằng Ấn Độ đang tăng cường hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á, cạnh tranh với Trung Quốc bao gồm cả hợp tác kinh tế và quốc phòng, Hoàn Cầu viết.

“Tàu ngầm Ấn Độ tặng Myanmar đã hoạt động được 30 năm và không còn được Ấn Độ sử dụng nữa. Dù được đại tu, con tàu không hề được nâng cấp trang thiết bị hệ thống”, Hoàn Cầu viết.

Hoàn Cầu sau đó đề cập đến loạt vũ khí Trung Quốc mà Myanmar đặt mua. Cụ thể, Myanmar là quốc gia đầu tiên mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ FC-1 Xiaolong của liên doanh Pakistan-Trung Quốc. 6 chiến đấu cơ loại này đã được bàn giao cho Myanmar vào năm 2018.

Myanmar cũng sở hữu các vũ khí do Trung Quốc sản xuất như xe tăng, rocket và súng trường.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Trung Quốc   hợp tác   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...