12/04/2021 13:41  
BĐS “hàng hiệu” được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong thời gian tới; Trái phiếu BĐS không có tài sản đảm bảo tiềm ẩn nhiều rủi ro; Người thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà; Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu 15 chủ đầu tư tại Hà Nội trả lại phí bảo trì chung cư; Tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên bãi sông Hồng không mạnh tay sẽ nhiều hệ lụy; Sau cảnh báo “sốt ảo”, Đà Nẵng chấn chỉnh hoạt động kinh doanh BĐS; Hà Nội: Hoàn thiện giải pháp triển khai hệ thống xử lý và thoát nước thải...
BĐS “hàng hiệu” – một dòng sản phẩm hợp tác giữa một thương hiệu quản lý lớn và một đơn vị phát triển dự án có uy tín trên thị trường, tuy chưa thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam, nhưng lại được kỳ vọng sẽ có tiềm năng phát triển tốt. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Để giải quyết bài toán về nguồn vốn, nhiều DN BĐS đua nhau phát hành trái phiếu với lãi suất cao nhằm thu hút nhà đầu tư. Trong đó, gần 120.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS phát hành không có tài sản đảm bảo, chỉ đảm bảo bằng cổ phiếu và không có thông tin tài sản trong năm 2020 được coi là nhóm tiềm ẩn rủi ro. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Nhiều cơ chế ưu đãi liên quan đến việc vay vốn để mua, thuê mua NƠXH được sửa đổi, giúp người thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu nhà. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Qua công tác kiểm tra việc sử dụng quỹ bảo trì tại 15 dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội, Thanh tra Bộ Xây dựng đã yêu cầu các chủ đầu tư phải trả lại tổng số tiền khoảng 250 tỷ đồng (phí bảo trì nhà chung cư 2%) cho Ban quản trị nhà chung cư. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên bãi sông Hồng trở thành vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay tại một số quận, huyện ven sông của Hà Nội. Nhất là khi có thông tin quy hoạch phân khu đô thị 2 bên sông Hồng, câu chuyện lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, cho dù đồ án quy hoạch chưa thể thực hiện ngay trong một sớm một chiều nhưng việc siết chặt quy định cần sớm được chấn chỉnh lại. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Sau cảnh báo người dân về nguy cơ “sốt ảo”, Đà Nẵng tiếp tục có công văn yêu cầu các chủ đầu tư dự án và công ty BĐS phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở này đã hoàn thành việc xây dựng giải pháp triển khai hệ thống thoát nước và xử lý nước nước thải trên địa bàn TP trong giai đoạn 2021 – 2025, có sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của TP và nguồn vốn vay ODA để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thoát nước. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Từ năm 2020 đến nay, ngành xây dựng vẫn đang chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19. Năm qua, ngành xây dựng cả nước tăng trưởng 6,76% - mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Sự đình trệ của hoạt động xây dựng khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm gốm sứ vệ sinh bị giảm sút mạnh. Dự báo trong năm nay, khi ngành xây dựng và thị trường BĐS chưa thực sự hồi phục mạnh, dòng sản phẩm này sẽ còn khó khăn. Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Nguồn tin: kinhtedothi.vn


Chính phủ   Covid   Covid-19   Hà Nội   Nghị định   Việt Nam   hành vi   hợp tác   quy hoạch   Đà Nẵng   đô thị  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...