15/01/2021 8:35  

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù là "đồng minh" từ năm 1952, nhưng không phải là đồng minh "tự nhiên", mà chẳng qua là do lý do cả hai đều là thành viên của NATO. Tuy nhiên, đã có sự thù địch công khai giữa hai quốc gia, kể từ khi Hy Lạp giành được độc lập từ Đế chế Ottoman vào năm 1830. Hai nước hiện đang mâu thuẫn về nguồn dự trữ năng lượng, nhất là từ khi phát hiện ra khí đốt tự nhiên ở vùng biển Đông Địa Trung Hải. Ảnh: Chiến tranh Thổ - Hy lạp (1918-1923). Một tin tức có khả năng sẽ không được đón nhận ở Ankara, đã có thông tin cho rằng, đối tác quân sự tiếp theo của Mỹ sẽ nhận máy bay tiêm kích F-35 có thể là Không quân Hy Lạp. Theo các thông tin công khai, để tăng thêm "nỗi đau" cho vết thương của Thổ Nhĩ Kỳ, sáu chiếc chiến đấu cơ F-35 mà Mỹ đự định bán cho Athens sẽ được sơn màu xanh và trắng, giống như mẫu máy bay ban đầu được đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình tiêm kích F-35 sau khi Ankara cố tình mua tổ hợp phòng không S-400 Triumf do Nga chế tạo; do hệ thống phòng không mà NATO đang duy trì, không tương thích với các hệ thống phòng không ngoài NATO. Ảnh: Thổ Nhĩ Kỳ nhận S-400. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã là một đối tác lâu dài và đáng tin cậy, đồng thời là đồng minh của NATO trong hơn 65 năm; nhưng việc mua hệ thống phòng không S-400, đã làm suy yếu các cam kết, mà tất cả các đồng minh NATO đã đưa ra với nhau, để tránh xa các hệ thống vũ khí của Nga. S-400 Triumf (tên định danh của NATO là SA-21 Growler) do nhà sản xuất Almaz-Antey của Nga phát triển và sản xuất. S-400 được thiết kế để chống lại các cuộc không kích, bao gồm tên lửa đạn đạo, hành trình, máy bay chiến thuật, chiến lược, cũng như tên lửa tầm trung trong môi trường bị gây nhiễu nặng. S-400 được Nga đưa vào biên chế chiến đấu năm 2007, hệ thống được trang bị nhiều loại tên lửa tầm gần, tầm xa; trong đó loại tên lửa 40N6 có thể đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 400 km, với tốc độ gấp sáu lần tốc độ âm thanh và ở độ cao lên đến 30 km, trong điều kiện gây nhiễu và hỏa lực mạnh của đối phương. Về phía Hy Lạp, đối thủ của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Địa Trung Hải, sẽ được Mỹ bán cho 20 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thế hệ thứ năm; trong đó 6 chiếc đầu tiên sẽ nhập biên Không quân Hy Lạp vào năm 2022. Có một sự "trùng hợp ngẫu nhiên", đó là khi Không quân Hy Lạp nhận lô F-35 đầu tiên, thì họ cũng nhận lô máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên từ Pháp; với việc trang bị cả chiến đấu cơ F-35 và Rafale, đưa Không quân Hy Lạp, trở thành lực lượng mạnh nhất khu vực. Vào đầu tháng 12/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm giàn khoan lần đầu tiên trên Biển Đen, đồng thời tiến hành cuộc tập trận gần thị trấn Sinop trên bờ biển đông bắc của nước này. Trong cuộc tập trận này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành bắn thử nghiệm hệ thống phòng không S-400, khiến Mỹ hết sức "bất bình" Cũng có thông tin cho rằng, ngoài việc bán chiến đấu cơ F-35 và Rafale cho Hy Lạp, các lực lượng NATO thậm chí có thể tái bố trí lực lượng từ căn cứ Không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, đến căn cứ không quân trên đảo Crete của Hy Lạp. Ảnh: Căn cứ không quân Incirlik. Không chỉ Mỹ và Pháp phản đối quyết liệt việc Thổ mua hệ thống phòng không S-400, giới lãnh đạo Quân đội Đức đã đề nghị rút quân và vũ khí khỏi căn cứ Incirlik; từ tháng 9/2017, quân đội Đức rời Thổ Nhĩ Kỳ và được tái triển khai tại một căn cứ không quân gần Azraq ở Jordan. Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu khả năng loại bỏ vũ khí hạt nhân và quân đội Mỹ khỏi căn cứ Incirlik. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã phản bác bằng cách, Ankara có thể đóng cửa hoàn toàn căn cứ này. Ảnh: Căn cứ không quân Incirlik. Nguồn ảnh: TheDrive. Sức mạnh của tiêm kích tàng hình F-35 trong biên chế Mỹ hiện tại.

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Thổ Nhĩ Kỳ   Tổng thống   chiến lược   hành vi   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...