11/03/2021 2:30  
Nhiều nhà phân tích tin rằng, một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phục hồi của Bitcoin là sự theo đuổi của các tổ chức, các nhà đầu tư nổi tiếng và những công ty quy mô lớn.  

Vào sáng ngày 10/3, giá Bitcoin đã vượt qua 55.000 USD, tăng hơn 22% so với mức thấp đã điều chỉnh là 45.000 USD, đạt mức cao nhất trong hai tuần và giá trị thị trường chính thức trở lại mốc 1 nghìn tỷ USD.

Henri Arslanian, Trưởng bộ phận Kinh doanh Mã hóa Toàn cầu tại Pricewaterhouse Coopers cho biết, nhiều tỷ phú nổi tiếng ở Phố Wall công khai ủng hộ Bitcoin và ca ngợi tiềm năng của đồng tiền điện tử này như một hàng rào chống lại lạm phát. Ông dự đoán rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng tới vì hiện nay có nhiều công cụ khác nhau cho phép các tổ chức đầu tư vào Bitcoin. Đồng thời, tâm lý sợ bỏ lỡ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã đẩy giá Bitcoin lên cao.

Tất nhiên, một số nhà phân tích tin rằng, các ngân hàng trung ương trên thế giới duy trì lãi suất cực thấp và thực hiện các chính sách tiền tệ dễ dàng như kế hoạch mua tài sản, làm xói mòn giá trị của những đồng tiền hợp pháp như USD, trong khi Bitcoin có thể cung cấp cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn hơn.

Các nhà đầu tư tổ chức và nhiều công ty đổ xô mua vào

Gần đây, nhiều công ty lớn bao gồm cả Tesla, Square, Microstrategy và các công ty nổi tiếng khác đang mua Bitcoin. Về nỗi sợ bỏ lỡ của các nhà đầu tư bán lẻ, Henri Arslanian phân tích rằng, việc mua tiền điện tử hiện nay thuận tiện hơn trước đây và nhiều nhà đầu tư bán lẻ có tài khoản trên các sàn giao dịch tiền điện tử hơn trước. "Với sự thúc đẩy của hai yếu tố này, Bitcoin đang có đầy đủ động lực tăng vọt, và tình hình chung của thị trường tiền mã hóa cũng rất lạc quan".    

Anthony Pompliano, đồng sáng lập và đối tác của Morgan Creek Digital Assets, nhận định các ngân hàng trung ương toàn cầu đang nới lỏng chính sách tiền tệ. “Hàng nghìn tỷ USD đã được bơm vào thị trường, từ các cá nhân đến các tổ chức tài chính cho đến các công ty đang đổ xô đi khắp thế giới để tìm cách tốt nhất để bảo vệ sức mua của họ, và cuối cùng họ quyết định mua Bitcoin”. Ông thậm chí còn mạnh dạn dự đoán rằng, Bitcoin sẽ tăng lên 500.000 USD vào cuối năm 2030.

Nhiều tổ chức tài chính ở Phố Wall cũng đã bắt đầu chia phần giao dịch Bitcoin

Sàn giao dịch tiền điện tử Goldman Sachs đã được khởi động lại và sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin và hợp đồng kỳ hạn không thể phân phối (NDF) bắt đầu từ tuần này. Đây là một phần trong bộ phận thị trường toàn cầu của ngân hàng, được Goldman Sachs thành lập nhằm đáp ứng các hoạt động đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Hiện Goldman Sachs vẫn đang khám phá khả năng của các quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin và đã đưa ra một yêu cầu thông tin để khám phá việc lưu ký tài sản kỹ thuật số. 

Ngoài ra, trong tài liệu được JPMorgan Chase gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho biết, một ghi chú có cấu trúc liên quan đến tiền điện tử sẽ được phát hành. Các nhà đầu tư sẽ không đổ tiền trực tiếp vào Bitcoin mà vào các công ty liên quan. 20% số tiền sẽ được đầu tư vào Microstrategy, 18% sẽ được đầu tư vào Square, và số tiền còn lại cũng sẽ được đầu tư vào các công ty như Riot, Blockchain, Paypal và Nvidia.

Trước đó, Fidelity cũng đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tiền điện tử. Người đứng đầu toàn cầu về hoạt động vĩ mô của Fidelity, Jurrien Timmer, nói rằng Bitcoin có động lực cung và cầu thuyết phục. Với giá trị 11 nghìn tỷ USD của vàng và 160 nghìn tỷ USD trong tổng tài sản tài chính của thế giới, Bitcoin vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng.

Nhiều rủi ro đe dọa 

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng cảnh giác về những rủi ro pháp lý mà Bitcoin có thể phải đối mặt. Anthony Pompliano nói: "Không giống như trước đây, có rất nhiều cơ quan quản lý trên thị trường, và họ cũng là những người chơi trong thị trường giao dịch Bitcoin". Báo cáo gần đây của Citibank cho rằng đối với các loại tiền kỹ thuật số, những thay đổi trong chính sách quản lý là rủi ro lớn nhất, nếu các quy định được thắt chặt, một số quỹ đầu cơ sẽ quay trở lại thị trường vàng.

Hiện tại, rủi ro pháp lý sắp xảy ra nhất đến từ các cơ quan quản lý của Mỹ. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen một lần nữa bày tỏ thái độ đối với Bitcoin. “Tôi không nghĩ Bitcoin có thể trở thành một cơ chế giao dịch được sử dụng rộng rãi”. Bà cũng cũng nói rằng, Bitcoin “thường được sử dụng để tài trợ bất hợp pháp”.

Dưới thời chính quyền Trump, ông muốn đưa ra các quy tắc quản lý ngành tiền điện tử mới, yêu cầu các công ty dịch vụ tài chính ghi lại và gửi danh tính cũng như thông tin giao dịch của một số chủ sở hữu tiền điện tử để hạn chế rửa tiền hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác của tiền điện tử. Sau khi Biden nhậm chức, Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) thuộc Bộ Tài chính Mỹ vẫn đang tiến hành bộ quy tắc và thời hạn tham vấn về các quy tắc là vào cuối tháng này.

Phòng Thương mại Mỹ đã tuyên quy định này sẽ gây ra "những hậu quả lâu dài ngoài ý muốn" đối với ngành công nghiệp tiền ảo. Những người trong giới tiền tệ tin rằng, bộ chính sách này sẽ đe dọa đến chức năng “phân quyền” cốt lõi của tiền mã hóa, nếu nó được thực hiện có khả năng khiến giá tiền mã hóa giảm mạnh.

Ngoài Bộ Tài chính, SEC cũng có thể tăng cường giám sát tiền điện tử. Chủ tịch mới của SEC, Gary Gensler, bản thân là một chuyên gia về tiền điện tử và từ những bình luận gần đây cho thấy, ông sẽ tăng cường giám sát có liên quan. Tuần này, Gary Gensler tuyên bố một lần nữa rằng dưới sự quản lý của mình, SEC sẽ đảm bảo rằng, thị trường tiền điện tử “không có gian lận và thao túng”.

Phong Vũ

Nguồn tin: ictnews.vietnamnet.vn


Kinh doanh   Trump   Tài chính   chuyên gia   chính quyền Trump   chính sách   dịch vụ  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...