28/10/2020 22:25  
Phiên điều trần diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Thượng viện Roger Wicker về vai trò của Facebook, Twitter, Google trong kiểm duyệt nội dung.

Phòng điều trần của Ủy ban Thương mại Thượng viện có thể chứa khoảng 150 người nhưng khá vắng khi phiên điều trần bắt đầu. Chỉ một số ít thành viên ủy ban có mặt trực tiếp. Ba CEO đều trả lời chất vấn trực tuyến. Theo Washington Post, sự trống vắng một phần do đại dịch khiến các thành viên uỷ ban, phóng viên và nhân chứng chọn theo dõi qua màn hình để giãn cách xã hội.

Uỷ ban Thương mại Thượng viện Mỹ chất vấn Mark Zuckerberg, Sundar Pichai và Jack Dorsey về việc liệu họ có thành kiến khi kiểm duyệt nội dung, cũng như có nên thay đổi Điều 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (CDA) của Mỹ.

Điều 230, ra đời cách đây 24 năm, được ví như "lá chắn" khi cho phép các mạng xã hội không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung mà người dùng đăng tải. Theo New York Times, có một khẩu hiệu ngầm ở thung lũng Silicon rằng: Chúng tôi chỉ tạo ra công nghệ, mọi người sử dụng nó như thế nào là chuyện khác. Tuy nhiên, khi ngày càng bành trướng với hàng tỷ người dùng, các mạng xã hội cũng bắt đầu chịu nhiều sức ép, không chỉ ở Mỹ mà cả ở các nước khác, trong việc phải kiểm soát chặt hơn những thông tin sai lệch, thất thiệt...

Thượng nghị sĩ Wicker: Các mạng xã hội có thành kiến khi duyệt thông tin

Thượng nghị sĩ Roger Wicker mở đầu bằng cách buộc tội các công ty có thể "cản trở luồng thông tin để có lợi cho một hệ tư tưởng chính trị". Ông trích dẫn thực tế là Facebook và Twitter đã chặn hoặc hạn chế quyền truy cập vào bài báo của New York Post về Hunter Biden.

Thượng nghị sĩ Maria Cantwell của đảng Dân chủ lại tập trung vào hàng loạt nội dung độc hại trên mạng, trong đó có mối đe dọa về thông tin sai lệch bầu cử, ảnh hưởng tới quyết định của người Mỹ khi bỏ phiếu. Bà nhắc lại bóng ma của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 khi Nga bị cho là đã sử dụng các email bị hack và phát tán thông tin sai lệch để reo rắc bất hoà giữa các cử tri. Cantwell cảnh báo tính toàn vẹn và an ninh của cuộc bầu cử vẫn đang bị tấn công từ cả nước ngoài lẫn trong nước.

CEO Twitter xuất hiện với bộ râu dài

Jack Dorsey là người đầu tiên trong ba CEO phát biểu tại phiên điều trần. Ông xuất hiện trên màn hình trực tuyến với bộ râu dài và đeo khuyên mũi. Ông phản bác quan điểm của Thượng nghị sĩ Wicker: "Quy tắc của Twitter không dựa trên hệ tư tưởng hoặc một nhóm niềm tin cụ thể. Chúng tôi tin tưởng vào sự công bằng và cố gắng thực thi các quy tắc một cách công bằng".

Twitter cũng là công ty duy nhất trong sự kiện hôm nay không bị điều tra về vấn đề chống độc quyền, vì quy mô của nó nhỏ hơn đáng kể so với Facebook và Google. Dorsey nhấn mạnh rằng việc thay đổi Điều 230 có thể có tác động lớn đến các đối thủ nhỏ hơn, như công ty của ông.

Khi bị Wicker chất vấn, Jack Dorsey bảo vệ quyết định của Twitter trong việc dán nhãn một tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó nói rằng việc bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận. Ông khẳng định Twitter đã xem xét đến mức độ ảnh hưởng của tweet và "hành động nhanh nhất có thể".

Ngay sau đó, Wicker đã liệt kê một loạt tweet khác, trong đó có của một quan chức Trung Quốc, và chỉ trích Dorsey vì quá chậm chạp trong việc phản ứng hoặc không có hành động gì. Các thành viên của Đảng Cộng hòa cho rằng rằng các công ty công nghệ đang có thành kiến với phe bảo thủ.

CEO Google phản đối thay đổi Điều 230

Như thường lệ, Sundar Pichai xuất hiện chỉn chu nhất trong số ba CEO. Nói lời mở đầu, ông kêu gọi các nhà lập pháp nên "suy nghĩ kỹ" về bất kỳ thay đổi nào đối với Điều 230 vì luật "bảo vệ quyền tự do tạo và chia sẻ nội dung". Ông khẳng định: "Hãy để tôi nói rõ: Chúng tôi không thiên vị về mặt chính trị. Làm trái điều này sẽ đi ngược với lợi ích kinh doanh và sứ mệnh của chúng tôi".

Tuần trước, Bộ Tư pháp kiện Google lợi dụng vị thế thống trị của mình để lôi kéo hoặc ép buộc các nhà sản xuất smartphone phải dùng Google Search làm công cụ tìm kiếm mặc định. Trong phiên điều trần, Pichai tuyên bố các dịch vụ của Google có lợi cho người dùng và không hề độc quyền vì cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực.

Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar nhận xét cách phản hồi của Google là "xúc phạm", "thách thức" và kêu gọi thay đổi chính sách cạnh tranh của Mỹ.

CEO Facebook gặp sự cố

Trước khi phát biểu, Mark Zuckerberg gặp sự cố kỹ thuật khiến phiên điều trần phải dừng 5 phút. Nhân viên của Facebook cho biết CEO của họ đang ở một mình và tự xử lý vấn đề mà không có người hỗ trợ.

Zuckerberg khẳng định ông tán thành các biện pháp bảo vệ của Điều 230, nhưng thừa nhận Quốc hội nên cập nhật Điều luật đã ban hành từ năm 1996.Klobuchar gọi phản hồi chống độc quyền của Google là "xúc phạm"
ByRachel Lerman

*Tiếp tục cập nhật

Châu An

Nguồn tin: vnexpress.net


Donald Trump   New York Times   Silicon   Trump   Trung Quốc   Tổng thống   chính sách   dịch vụ   hành vi   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...