09/11/2020 13:35  
Chiến lược ngoại giao của Tân Tổng thống Mỹ tương lai Joe Biden được cho là sẽ có nhiều điểm khác biệt so với ông Donald Trump.

Tân Tổng thống Mỹ tương lai Joe Biden từng nói rằng “một ngày sau cuộc bầu cử”, ông sẽ bắt đầu xây dựng lại mối quan hệ vốn bị rạn nứt của Mỹ với các đồng minh. Ảnh: Reuters.

Theo đó, ông Biden có thể nhanh chóng xây dựng lại mối quan hệ của Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên minh Châu Âu...Ảnh: Independent.

Trang The Conversation trước đó nhận định, nếu đắc cử, ông Biden nhiều khả năng sẽ xóa bỏ và đảo ngược nhiều chính sách "tự cô lập" của chính quyền Tổng thống Trump. Ảnh: Time.

Ông Biden từng tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ tham gia lại các hiệp ước quốc tế như Hiệp ước chống biến đổi khí hậu 2015, hay khôi phục tư cách thành viên của Mỹ trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),...Ảnh: NBC News.

Vị chính trị gia của Đảng Dân chủ cũng cam kết sẽ đảo ngược chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump; chuyển hướng ngân sách khỏi dự án bức tường biên giới Mỹ - Mexico để sử dụng cho các ưu tiên khác. Ảnh: AP.
Với Trung Quốc, ông Biden được cho là sẽ đồng tình với chính sách cứng rắn của chính quyền ông Trump. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, ông Biden sẽ tìm cách xây dựng một mối quan hệ mang tính xây dựng hơn với Bắc Kinh so với chính quyền của ông Trump. Ảnh: US News.

Về chính sách đối với Trung Đông, ông Biden dự kiến sẽ khôi phục sự hỗ trợ đối với chính quyền Palestine và các cơ quan giúp đỡ người tị nạn Palestine; tìm cách hồi sinh thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ảnh: WSJ.

Chuyên gia Michael Koplow của Diễn đàn Chính sách Israel từng nhận định trên USA Today rằng, mối quan hệ Mỹ-Israel dưới thời ông Biden sẽ vẫn bền chặt nhưng ông Biden có thể sẽ tìm cách "khôi phục" quan hệ ngoại giao và viện trợ cho người Palestine cũng như lập trường kiên định chống lại việc mở rộng khu định cư của Israel ở Bờ Tây.

Ngoài ra, ông Biden cam kết sẽ chấm dứt các “cuộc chiến không hồi kết” của Mỹ ở khu vực bằng việc tiếp tục rút quân khỏi Afghanistan, tránh lún sâu ở Iraq, Syria và các điểm nóng khác. Ảnh: ABC.

Với Châu Phi, ông Biden sẽ nỗ lực tăng cường hiện diện Mỹ tại đây, nơi đã trở thành một chiến trường cạnh tranh mới với Trung Quốc. Ảnh: UPI.

Về chính sách với Châu Á, quay trở lại với lập trường truyền thống của Mỹ là ủng hộ hiện diện quân sự Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh: CNN.

Với Nga, ông Biden từng nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng "mối đe dọa" chính đối với Mỹ trên trường quốc tế là Nga, và đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc. Tuy nhiên, ông ủng hộ việc đàm phán gia hạn hiệp ước về kiểm soát vũ khí giữa Mỹ và Nga - hiệp ước dự kiến sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021. Ảnh: US News.

Với Cuba, ông Biden muốn khởi động lại những cam kết thời cựu Tổng thống Obama với đất nước này. Ảnh: NYT. Mời độc giả xem thêm video: Các hãng truyền thông Mỹ xướng tên ông Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (Nguồn video: VTV)

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Donald Trump   Joe Biden   Nhật Bản   Reuters   Trump   Trung Quốc   Tổng thống   chính sách   hành vi   Đại Tây Dương  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...