03/10/2020 7:08  
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, tàu hộ vệ ngày càng mạnh mẽ và có sức mạnh không thua kém quá nhiều các tàu khu trục. 

Nhỏ và ít tốn kém hơn để chế tạo, duy trì hoạt động so với các tàu tuần dương, khu trục, tàu hộ vệ (frigate) đang được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư, trang bị. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, tàu hộ vệ ngày càng mạnh mẽ và có sức mạnh không thua kém mấy các tàu khu trục. Nguồn ảnh: Defencyclopedia Dù là trang tin quân sự phương Tây, thế nhưng Military-Today từng không không ngại ngần khi xếp tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov của Nga vào vị trí số 1 trong một bài tổng hợp những hộ vệ hạm mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wikipedia Đô đốc Gorshkov có lượng giãn nước toàn tải đạt 5.400 tấn, dài 135m, thủy thủ đoàn hơn 200 người. Nó có thể di chuyển với tốc độ 29,5 hải lý/h, dự trữ hành trình gần 10.000km với hệ thống động lực kết hợp 2 máy diesel hành trình và 2 máy tuabin khí. Nguồn ảnh: Military-Today Về mặt hỏa lực, tàu chiến Nga được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 16 ống phóng cho phép triển khai kết hợp cả tên lửa hành trình đối đất Kalibr-NK có tầm phóng 2.500km và tên lửa hành trình chống tàu siêu âm P-800 Oniks có tầm bắn 300-500km. Đây là một năng lực mà hầu như các tàu hộ vệ dưới 6.000 tấn hiện nay không thể đảm nhiệm. Ngay cả Mỹ, họ chỉ có thể đem Tomahawk lên các tàu khu trục, tuần dương 10.000 tấn. Nguồn ảnh: Youtube Năng lực phòng không của khu trục hạm Đô đốc Gorshkov cũng rất "hoàn hảo" với phiên bản rút gọn của S-400 Triumf trên đất liền, trang bị các quả đạn tên lửa 9M96E hoặc 9M96E2 có thể hạ mục tiêu ở cự ly 40-120km. Theo một số đánh giá, tên lửa đạt tỉ lệ 90% tấn công máy bay và đạt 70% đánh chặn tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.ru Năng lực chống ngầm của Gorshkov mạnh hơn các tàu chiến lớn nhất Mỹ với khả năng triển khai tên lửa hành trình chống tàu ngầm 91RT2 (tầm bắn 50km) đi kèm với hệ thống ngư lôi chống ngầm/ngư lôi Paket-NK. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin Lớp Sachsen của Hải quân Đức là hộ vệ hạm công thủ toàn diện đáng chú ý tiếp theo. Con tàu này nổi bật với hệ thống phòng không rất mạnh với sự kết hợp giữa siêu radar SMART-L (phát hiện được mục tiêu tên lửa đạn đạo cách 400km, theo dõi được nhiều mục tiêu đến 1.500km) và tên lửa đánh chặn SM-2 có tầm phóng 150km. Tuy nhiên, so với Gorshkov, nó thua kém ở tên lửa chống hạm và khả năng chống ngầm hạn chế. Nguồn ảnh: Military-Today Tàu hộ vệ Iver Huitfeldt của Hải quân Đan Mạch. Con tàu sở hữu khả năng tác chiến tương đương với lớp Sachsen của Đức, đồng thức cũng thừa hưởng hết các hạn chế ở khả năng chống hạm tàu mặt nước và chống ngầm. Nguồn ảnh: Military-Today Lớp tàu Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha, đây là một trong số ít các tàu hộ vệ trên thế giới được tích hợp hệ thống chiến đấu AEGIS tối mật của Mỹ. Siêu radar AN/SPY-1 trên con tàu có khả năng phát hiện hầu hết mục tiêu trên không ở cách xa tới hơn 300km một cách chính xác tuyệt đối, và kết hợp hoàn hảo với các tên lửa phòng không SM-2MR. Tuy nhiên, tương tự hai lớp tàu trên, nó chỉ có hệ thống tên lửa chống hạm 120km và ngư lôi chống ngầm tầm ngắn 324mm. Nguồn ảnh: Military-Today Tàu Aquitaine của Pháp. Tàu có lượng giãn nước 6.000 tấn, sở hữu thiết kế tàng hình hoàn hảo hơn mọi tàu chiến Nga và thế giới hiện nay. Đáng tiếc, hỏa lực không tương xứng của nó khiến Aquitaine không giành được thứ hạng cao. Tuy được trang bị hệ thống tên lửa hành trình đối đất SCALP có tầm bắn đến 1.000km, nhưng nó thiếu hệ thống phòng không và tên lửa hành trình chống hạm tầm xa. Nguồn ảnh: Military-Today Sở hữu chung thiết kế với tàu chiến Pháp, chiếc Carlo Bergamini của Italy đứng vị trí thứ 6 vì thua kém ở khả năng tấn công đối đất. Dù rằng hệ thống phòng không mạnh hơn với tên lửa Aster 30 có tầm bắn 120km, tuy nhiên khả năng chống hạm, săn ngầm của Carlo Bergamini còn "quá tầm thường". Nguồn ảnh: Military-Today Tàu hộ vệ Fridtjof Nansen của Na Uy. Nó cũng là một trong số ít các tàu hộ vệ trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với các radar AN/SPY-1F. Tuy nhiên, dù có radar mạnh và tối tân, nhưng việc chỉ sở hữu tên lửa phòng không tầm trung RIM-62 với tầm bắn 50km làm giảm khả năng tác chiến phòng không của con tàu này. Dẫu cho tên lửa chống hạm NSM có thể dùng để tấn công đất liền nhưng tầm bắn chỉ 185km khiến vị trí của Fridtjof Nansen không thể vươn cao trên bảng xếp hạng. Nguồn ảnh: Military-Today Lớp tàu Shivalik của Ấn Độ. Đây là con tàu hộ vệ sở hữu loại tên lửa chống hạm gần tương đương với P-800 Oniks trên Goshkov. Con tàu sở hữu 8 tên lửa chống hạm siêu âm BRAHMOS được phát triển trên cơ sở Oniks, nhưng lại bị giới hạn tầm bắn chỉ còn 290km, bù lại tốc độ khủng khiếp của nó vẫn được giữ nguyên. Bên cạnh đó, việc chỉ sở hữu hệ thống phòng không tầm trung Shtil-1 cùng radar hạng xoàng cũng khiến nó không thể vươn cao trên bảng xếp hạng. Nguồn ảnh: Military-Today Type 054A của Hải quân Trung Quốc. So với các con tàu vừa nhắc ở trên, Type 054A không có gì quá đặc biệt ngoài sở hữu thiết kế tàng hình khá đẹp mắt. Hỏa lực của nó gồm các tên lửa phòng không HQ-16 bắn xa 50km, tên lửa chống hạm YJ-83 bắn xa 250km và ngư lôi 324mm. Nguồn ảnh: Military-Today Cuối cùng là tàu Đô đốc Grigorovich. Con tàu sở hữu bộ vũ khí tấn công đất liền/chống hạm tương đương Gorshkov, nhưng hỏa lực phòng không tầm trung 40km. Nguồn ảnh: Military-Today Video Trực thăng săn ngầm Ka-28 tác chiến trên tàu hộ vệ tên lửa - Nguồn: QPVN

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Nga   phát triển   đầu tư  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...