22/01/2021 14:20  
Thị trường chứng khoán sau hai phiên lao dốc đã “hoàn hồn” và có sự phục hồi nhanh chóng. Vì sao thị trường phục hồi nhanh và điều gì đang chờ đợi?

Sau 2 phiên lao dốc, ngày 21/1, thị trường chứng khoán tăng trở lại. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/1, chỉ số VN-Index đạt mức 1.164 điểm, tăng 29,5 điểm so với phiên giao dịch trước đó. Trên sàn tràn ngập sắc xanh với 425 mã tăng giá, 41 mã đứng giá và chỉ còn 42 mã giảm. Thanh khoản thị trường đạt 15.700 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này phần nào xua tan thất vọng của nhà đầu tư trong 2 phiên giao dịch trước đó. Tại phiên giao dịch ngày 19/1, VN-Index đạt mốc 1.131 điểm, giảm 60,9 điểm. Toàn thị trường có tới 437 mã giảm giá, 19 mã đứng giá và chỉ có 44 mã tăng giá. Thanh khoản thị trường đạt 20.300 tỷ đồng - mức cao kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Lệnh bán tháo ồ ạt đã khiến VN-Index mất tới hơn 74 điểm trong phiên sáng, với hàng trăm mã giảm sàn.

Anh Nguyễn Hoàng (Hà Nội), nhà đầu tư F0 (mới mở tài khoản cá nhân) cho biết, anh đầu tư vào chứng khoán từ giữa tháng 7/2020. Tăng trưởng của thị trường giúp anh liên tiếp có lãi cao. Thấy lợi nhuận lớn, anh rút tiền tiết kiệm về đầu tư chứng khoán. “Thấy thị trường đang tăng mạnh nên tôi chưa chốt lời. Phiên giao dịch ngày 19/1, thị trường lao dốc “cuốn trôi” thành quả tích lũy mấy tháng qua. Thấy mọi người bán ồ ạt nên tôi cũng bán theo, mình ham quá nên đành chấp nhận. Từ giờ về sau, tôi sẽ cân nhắc lại chiến lược, chỉ đặt tỷ lệ lợi nhuận nhất định là chốt lời”, anh nói.

Ngày 20/1, một ngày sau khi thị trường bất ngờ lao dốc, nhiều nhà đầu tư F0 là người về hưu tìm đến công ty chứng khoán chốt lời. Có mặt tại công ty chứng khoán ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), bà Nguyễn Thị Thu (65 tuổi, Hà Nội) cho biết, bà không dùng tài khoản online nên ra  công ty nhờ nhân viên kiểm tra tài khoản.

Dòng tiền nào kích chứng khoán?

Theo đánh giá của Cty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), trạng thái hoảng loạn xảy ra trên toàn thị trường ở phiên giao dịch ngày 19/1 không loại trừ nhóm cổ phiếu nào, từ Bluechip, Midcap cho đến Penny. Tiêu chí “bán bằng mọi giá” của rất nhiều nhà đầu tư đã đẩy thanh khoản của thị trường lên mức cao kỷ lục 20.300 tỷ đồng. CSI đánh giá, nguyên nhân khiến thị trường lao dốc có thể do áp lực chốt lời khi Vn-Index gần đỉnh 1.200 và động thái chủ động hạ margin của nhà đầu tư.

Báo cáo nghiên cứu về đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV công bố đã nêu ra một số nguyên nhân tăng của thị trường chứng khoán (TTCK). Theo đó, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thực, TTCK vốn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế đã và đang có những diễn biến khá khác thường, thậm chí có phần đảo ngược, cho thấy dấu hiệu rủi ro có phần nào đang tích tụ. Từ đó có thể làm tăng mối quan ngại về rủi ro của thị trường tài chính toàn cầu.

Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cũng nêu ra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới đà tăng của TTCK thời gian qua. Đầu tiên là dòng tiền rẻ. Việc hạ lãi suất, các gói kích thích kinh tế khổng lồ, cao hơn 3-4 lần các gói kích thích giai đoạn 2008-2009 đã tạo thành một lực đẩy mạnh mẽ cho đà tăng của TTCK toàn cầu thời gian qua. Với TTCK Việt Nam, con số gần 400.000 tài khoản F0 mới trong năm 2020, tăng 75% so với năm 2019, phần nào lý giải cho sự tăng mạnh của TTCK. Xu hướng này có thể tiềm ẩn rủi ro bởi dòng tiền từ các nhà đầu tư trên thị trường có thể là từ các gói hỗ trợ vốn được kỳ vọng sẽ đi vào lĩnh vực sản xuất, đầu tư tài sản cố định và tiêu dùng hơn là chứng khoán.

“TTCK tăng mạnh trong khi kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp khó khăn, phá sản. Hiện nay, nhiều cổ phiếu đã được định giá quá cao so với tiềm năng tăng trưởng của nền tảng cơ bản”, nhóm nghiên cứu cảnh báo.

Với TTCK Việt Nam, con số gần 400.000 tài khoản F0 mới trong năm 2020, tăng 75% so với năm 2019, phần nào lý giải cho sự tăng mạnh của TTCK. Xu hướng này có thể tiềm ẩn rủi ro bởi dòng tiền từ các nhà đầu tư trên thị trường có thể là từ các gói hỗ trợ vốn được kỳ vọng sẽ đi vào lĩnh vực sản xuất, đầu tư tài sản cố định và tiêu dùng hơn là chứng khoán.

Nhà đầu tư chưa giải ngân 60.000 tỷ để ở công ty chứng khoán  Theo số liệu tổng hợp, đến cuối năm 2020, số dư tiền gửi của khách hàng tại các công ty chứng khoán chưa giải ngân là khoảng 60.000 tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý. Trong đó, công ty chứng khoán VPS có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất với khoảng 7.400 tỷ đồng, VND với gần 6.000 tỷ đồng, SSI gần 5.000 tỷ đồng.  Bên cạnh đó, dư nợ margin tại công ty chứng khoán cũng tăng kỷ lục. Cuối năm 2020, tổng dư nợ cho vay của công ty chứng khoán khoảng 90.000 tỷ đồng và chủ yếu dư nợ margin. Ngọc Linh (tổng hợp)

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Hà Nội   Việt Nam   Xu hướng   chiến lược   doanh nghiệp   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...