24/10/2020 11:20  
Một số nhà kinh tế đang tỏ ra phân vân về sự “ổn định” của kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Họ cho rằng, nước này có thể đang áp dụng một chiến thuật mới nhằm quản lý tỷ giá của đồng nhân dân tệ.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong những năm gần đây không có thay đổi đáng kể, vẫn giữ ở mức thấp.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giờ đây đã bị "mắc kẹt" trong khoảng từ 3,0 - 3,2 nghìn tỷ USD kể từ năm 2017. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) dường như đã ngừng sử dụng tài sản dự trữ trong việc can thiệp thị trường để quản lý đồng nhân dân tệ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục kiềm chế sự can thiệp thông thường vào thị trường ngoại hối và để cung cầu thị trường quyết định mức tỷ giá hối đoái”, Xinhua đưa tin. 

Các nhà kinh tế buộc phải đặt ra những nghi vấn: Tại sao đồng nhân dân tệ không tăng mạnh hơn do nhu cầu mua mạnh khi nền kinh tế Trung Quốc hồi phục lại sau đại dịch và các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán đại lục để tận dụng lợi nhuận hấp dẫn? Có phải Bắc Kinh đang kìm hãm sức mạnh của đồng nhân dân tệ thông qua can thiệp? Và nếu vậy, tại sao lượng dự trữ ngoại hối không tăng lên?

Trung Quốc đã tích lũy dự trữ ngoại hối trong nhiều thập kỷ cho đến khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là 3,99 tỷ USD vào năm 2014, khi PBOC mua USD mà các nhà xuất khẩu để giữ giá trị của đồng nhân dân tệ. Sự can thiệp ngoại hối này đồng nghĩa với việc PBOC đã in rất nhiều tiền và sau đó giao cho các ngân hàng thương mại trong nước mua USD từ các nhà xuất khẩu.

Ngày nay, Trung Quốc có thể đang sử dụng một chiến thuật mới khi tiếp tục quản lý tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ. Một số nhà phân tích lập luận, với sự thay đổi đáng kể trong cán cân thanh toán của đất nước khi ngân hàng trung ương cho phép dòng vốn chảy ra khỏi nước này đang chiếm ưu thế.

Chiến lược mới này sẽ cho phép PBOC ngụy trang một số dự trữ của mình bằng cách giữ chúng ngoài bảng cân đối kế toán để con số dự trữ chính thức tiếp tục tương đối ổn định mỗi tháng, trong khi tài sản có giá trị bằng ngoại tệ đang tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng nhà nước.

Một điểm đáng chú ý hơn đó là các ngân hàng nhà nước Trung Quốc giờ đây đang chuyển một phần tiền dự trữ của quốc gia ra thị trường nước ngoài, dù rằng cơ chế chính xác về cách các ngân hàng tài trợ cho sự gia tăng tài sản ở nước ngoài vẫn còn là một bí ẩn.

Nhu cầu cao của các nhà đầu tư nước ngoài đối với đồng tiền Trung Quốc sẽ thúc đẩy tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ tăng lên. Việc cho phép dòng tiền chảy ra nhiều hơn cũng sẽ cho phép các thực thể ở Trung Quốc bán nhân dân tệ để mua ngoại tệ, gây áp lực giảm giá lên đồng tiền Trung Quốc.

“Trung Quốc dường như đã đưa ra quyết định chính sách để giữ cho lượng dự trữ được báo cáo trên bảng cân đối kế toán của PBOC về cơ bản ổn định, mặc dù Trung Quốc tiếp tục quản lý tiền tệ của mình và nhằm mục đích giữ cho đồng tiền của mình ổn định trên diện rộng”, Brad Setser, cựu nhân viên kinh tế tại Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua email với South China Morning Post.

“Một hệ quả của quyết định đó là sự thay đổi trong cán cân thương mại và các mô hình dòng vốn ngày càng xuất hiện trên bảng cân đối của các ngân hàng nhà nước”, Setser, người hiện là thành viên cao cấp về kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết.

Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc - cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ - đã tăng mạnh trong năm nay do hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ của quốc gia này. Thặng dư tăng vọt lên 119,6 tỷ USD trong quý 2, mức thặng dư cao nhất kể từ mức kỷ lục 133,1 tỷ USD trong quý 4 năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra.

Trung Quốc đã sẵn sàng cho thặng dư tài khoản vãng lai tương tự cho đến khi vắc-xin Covid-19 có mặt trên toàn cầu. Có nghĩa là các ngân hàng nhà nước và các nhà đầu tư nhà nước sẽ cần bù đắp dòng vốn ngày càng tăng bằng dòng vốn lớn hơn và bền bỉ hơn để kiềm chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ.

Trong một biện pháp nới lỏng chính sách để cho phép các tổ chức Trung Quốc đầu tư nhiều tiền hơn vào thị trường vốn nước ngoài, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước trong tuần này đã công bố việc mở rộng hạn ngạch hàng năm cho Nhà đầu tư Tổ chức Trong nước đủ điều kiện lên 10 tỷ USD. Vào tháng trước, cơ quan này đã ban hành 3,36 tỷ USD hạn ngạch mới, mức tăng đầu tiên trong một năm rưỡi.

Hương Vũ

Theo SCMP

Nguồn tin: dantri.com.vn


Covid   Covid-19   Ngân hàng   Trung Quốc   bí ẩn   chính sách   dịch vụ   hành vi   khủng hoảng   kế toán  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...