04/08/2022 16:37  

Trong vài ngày trở lai đây, trên các thông tin đại chúng cũng như khắp các trang mạng xã hội đang xôn xao về dự luật về An ninh mạng được dự kiến trình ra Quốc hội vào ngày 13/11 sắp tới. Việc xây dựng hoàn chỉnh về Luật An ninh mạng là một yêu cầu bức thiết trong xã hội hiện nay. Với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, Internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên đây cũng chính là thách thức cho vấn đề bảo đảm an toàn về thông tin của người sử dụng. Việc thông qua dự luật này sẽ không còn gặp nhiều trở ngại nếu không phải vì một số quy định chưa thảo đáng được nêu ra trong dự thảo. Nhiều bài viết như “ Liệu Google, Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam?”, “Facebook, Google có bỏ Việt Nam vì vấn đề máy chủ?” được phủ rộng trên Internet, từ đó có thể thấy được đâu là vấn đề đang gây tranh cãi của dư luận. Dưới đây là một bài viết được biên dịch từ báo Vietnamnews xoay quanh về vấn đề gây tranh cãi này. Investpush Legal biên dịch nhằm cung cấp cho bạn đọc một cách nhìn nhận mới hơn về Dự luật An ninh mạng Và xây dựng “Chuyên mục học tiếng anh pháp lý qua tin tức” để có một nguồn tài nguyên hữu ích giúp bạn cải thiện vốn từ Tiếng anh về pháp lý

VietNamNews HÀ NỘI — Some proposals in the draft Law on Cyber Security by the Ministry of Public Security are not consistent with international commitments Việt Nam has made, according to the Việt Nam Chamber of Commerce and Industry (VCCI). The VCCI sent its comments about the draft law to National Assembly’s Committee on National Defence and Security, saying some proposed regulations are unreasonable. For example, Item 3, Article 34 proposes that suppliers of telecoms services and internet services must establish mechanisms to verify personal information of users when they create an account to ensure confidential authentication of the information. The suppliers would also have to provide the information to cyber security agencies. According to the VCCI, it is not possible for the suppliers to verify and ensure the authentication of the information that users provide, especially when suppliers have yet to use the national database on citizen identification. Item 2, Article 47 proposes thatwebsites or web portals hosting illegal cyber information may be subject to temporary suspension or withdrawal of operating licences if they contain information inciting mass gatherings that disturb security and order or that encourage anti-government activities. The website/web portal operators would be asked to prevent the sharing of such illegal information and to remove the illegal information within 24 hours. The VCCI said that the requirement could add cost and staff burdens to the operators. Notably, the draft law requires foreign suppliers of telecom services and internet services to obtain operation licences, establish a representative agency in Việt Nam, and locate the server that manages Vietnamese users’ data in the territory of Việt Nam The VCCI said that the proposal went against commitments that Việt Nam made when joining the World Trade Organisation and the Europe-Việt Nam Free Trade Agreement. VCCI Vice Chairman Hoàng Quang Phòng said that the proposal on sever location was against a commitment relating to Location of Computing Facilities (Article 14.13) in the Electronic Commerce Chapter of the Trans-Pacific Partnership (TPP) that Việt Nam signed in February, 2016. Tuổi trẻ provided by foreign companies. Instead, technical measures could be more effective, he said. Lawyer Vũ Quang Đức from HCM City Bar Association said that Việt Nam should not use administrative measures to manage services Bùi Việt Hiền Nhi, deputy head of FPT Telecom’s Communication Board said the requirement for a representative agency was reasonable because it helped State agencies oversee and minimise risks of trade fraud and cyber attacks. (Youth) newspaper on Friday reported that experts were concerned the proposals, if approved, could hinder the development of internet firms in Việt Nam and Vietnamese users could lose opportunities to access quality services. They also said foreign service suppliers like Google, Facebook, Viber, Uber could refuse to establish a representative agency or relocate their servers to Việt Nam.  Nhi said that few foreign companies were willing to move their servers to Việt Nam. “It’s necessary to tighten control but any regulation needs to be considered carefully and logically to match the typical features of each industry,” she said. Vũ Tú Thành, Deputy Regional Managing Director & Representative, US-ASEAN Business Council in Việt Nam, said that there was a contradiction between the requirement for users’ information and the requirement for servers to be located in Việt Nam, where IT infrastructure is poor. “Where servers are located is not as important as how to ensure cyber security for the data that the servers store,” he said. — VNS       HA NOI – Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng một số quy định trong Dự luật về An ninh mạng do Bộ Công An soạn thảo chưa phù hợp với các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Mới đây, VCCI đã gửi văn bản góp ý với Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho rằng một số quy định của Dự thảo vẫn chưa thoả đáng. Ví dụ như tại Khoản 3 Điều 34 Dự thảo Luật An ninh mạng quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam và lợi ích của người sử dụng, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật”.  Theo chia sẻ của VCCI, không phải dễ dàng để các  nhà cung cấp xác minh và đảm bảo tính xác thực của thông tin do ngừoi dùng cung cấp, đặc biệt khi những nhà cung cấp này vẫn chưa sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhận diện công dân. Tại khoản 2 Điều 47 quy định rằng trang web hoặc cổng web lưu trữ thông tin không gian mạng bất hợp pháp có thể bị tạm ngưng hoặc thu hồi giấy phép hoạt động nếu chúng chứa thông tin kích động các cuộc tụ tập gây rối an ninh và trật tự hoặc khuyến khích các hoạt động chống chính phủ. Các nhà điều hành các trang web được yêu cầu ngăn chặn việc lan truyền các thông tin bất hợp pháp và gỡ bỏ chúng trong vòng 24 giờ. Phía VCCI cho rằng yêu cầu này có thể làm phát sinh thêm nhiều chi phí cũng như áp lực về nhân lực cho các nhà điều hành.   Đặc biệt hơn là, dự luật này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet nước ngoài phải có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người dùng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. VCCI cho rằng dự luật đã trái với các thoả thuận được quy định trong các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).   Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng cho rằng quy định về địa điểm đặt máy chủ đã trái với các quy định liên quan trong Chương Thương mại điện tử – Địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đã ký kết vào tháng 2, 2016. Trong bài viết được đăng vào Thứ 6 của Báo Tuổi trẻ có đề cập, các chuyên gia e ngại rằng nếu dự luật này được thông qua thì sẽ gây khó khăn cho sự phát triển cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam và ngừoi dùng Việt Nam có thể mất đi nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng. Luật sư Vũ Quang Đức của Hội Luật Gia Tp.HCM cho rằng Việt Nam không nên quá chú trọng vào vấn đề đặt máy chủ dữ liệu ở đâu của các doanh nghiệp nước ngoài mà thay vào đó nên tập trung vào các biện pháp kỹ thuật thì sẽ hiệu quả hơn. Bùi Việt Hiền Nhi, Phó giám đốc Ban Truyền thông của FPT Telecom cho biết yêu cầu về cơ quan đại diện là hợp lý vì nó giúp các cơ quan Nhà nước giám sát và giảm thiểu rủi ro trong gian lận thương mại và các cuộc tấn công trên mạng. Bà Nhi còn cho rằng rất ít doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng dời hệ thống máy chủ của họ sang Việt Nam. Việc thắt chặt quản lý là rất cần thiết nhưng mọi quy định được đề xuất phải cẩn thận và hợp lý để phù hợp với đặc trưng riêng của mỗi nền công nghiệp. Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc và Đại diện Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ – Việt tại Việt Nam, cho biết có sự mâu thuẫn giữa yêu cầu về thông tin của người sử dụng và yêu cầu các máy chủ đặt tại Việt Nam, nơi mà cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu kém. Ngoài ra, ông còn có ý kiến cho rằng việc đặt máy chủ ở đâu không quan trọng bằng việc quản lý việc sử dụng dữ liệu đó ra sao.    
 

GÓC NHÌN PHÁP LÝ:

Investpush cho rằng việc Google hay Facebook, … rút khỏi Việt Nam là việc không hề dễ dàng, vì chẳng có ông trùm nào từ bỏ cơ hội kiếm lời từ vùng đất “béo bở” này. Và hơn nữa, việc dự luật này có thể được thông qua hay không còn là một quá trình không thể đoán trước.

 

CHUYÊN MỤC HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH PHÁP LÝ QUA BẢN TIN 

1.Dự luật: Draft law /dræft lɑː/

  • A draft law is in its first form, including the main points but not all the details (according to Cambridge Advanced Dictionary) : là một bản dự thảo của một đạo luật nào đó, gồm những quy định chung nhưng chưa đi vào chi tiết.

2.An ninh mạng: Cyber Security /ˈsaɪbəsɪˌkjʊərəti/

  • Cyber Security: measures taken to protect a computer or computer system (as on the Internet) against unauthorized access or attack: An ninh mạng là các biện pháp nhằm bảo vệ hệ thống máy tính khỏi sự truy cập hay tấn công trái phép.

3.Bộ Công An : Ministry of Public Security /ˈmɪn.ɪ.stri əv ˈpʌb.lɪk səˈkjʊr.ə.t̬i/

4.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Việt Nam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) /ˈtʃeɪm.bɚ əv ˈkɑː.mɝːs ˈɪn.də.stri/

5.Uỷ ban Quốc phòng – An ninh: National Defence and Security /ˈnæʃ.nəl dɪˈfens ən səˈkjʊr.ə.t̬i/

6.Tính xác thực: Authentication /ɑːˈθen.t̬ə.keɪt/

7.Kích độngincite /ɪnˈsaɪt/

8.Tạm ngưng: temporary suspension /ˈtem.pə.rer.i səˈspen.ʃən/

9.Thu hồi giấy phép hoạt động: withdrawal of operating licences /wɪðˈdrɑː.əl ˈɑː.pə.reɪtin ˈlaɪ.səns/

10.Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA): Europe – Việt Nam Free Trade Agreement /friː treɪd əˈɡriː.mənt/

11.Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Trans-Pacific Partnership /trænz pəˈsɪf.ɪk ˈpɑːrt.nɚ/ 

12.Cơ quan đại diện: Representative agency /ˌrep.rɪˈzen.t̬ə.t̬ɪv ˈeɪ.dʒən.si /

Hãy cùng đón đọc những bài học tiếng anh pháp lý thú vị cùng Investpush tới đây nhé!

Trân trọng./


#investpush  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...