27/02/2021 8:35  

Chiến tranh và nhiều thập kỷ cấm vận, đã khiến lực lượng không quân Iran từng một thời từng rơi vào cảnh "hấp hối"; Không quân Iran hiện tại với những máy bay già nua và sức mạnh bị nghi ngờ. Sức mạnh không quân Iran đã bị bào mòn và suy giảm trong một thời gian dài; hiện tại theo đánh giá, Không quân Iran chỉ có khả năng đảm bảo an ninh không phận của mình ở mức tối thiểu và không có khả năng chống chọi với các đối thủ trong khu vực, chứ đừng nói đến Mỹ. Trước khi cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran nổ ra (năm 1979), Iran là đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực Trung Đông và là tiền đồn chống Liên Xô. Vì vậy, Iran đã được Mỹ bán cho nhiều vũ khí hiện đại, nhất là máy bay chiến đấu. Iran đã mua một lượng lớn máy bay quân sự của Mỹ bao gồm 179 máy bay chiến đấu F-5A/ B Freedom Fighter và F-5E/F Tiger II, 225 máy bay chiến đấu F-4D/E và RF-4E Phantom II, 56 máy bay vận tải C-130 Hercules, 6 máy bay tuần tra hàng hải P-3 Orion và 6 máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotankers. Đặc biệt, Iran đã được Mỹ bán cho 80 tiêm kích F-14A Tomcat và tên lửa AIM-54 Phoenix tầm siêu xa; và Iran là khách hàng nước ngoài duy nhất mua được F-14. 77/80 chiếc F-14 đã được bàn giao cho Iran, trước khi Cách mạng Hồi giáo nổ ra. Lực lượng không quân hùng mạnh của Iran, nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ tại khu vực Trung Đông, đột ngột rơi vào tay chính phủ cách mạng Hồi giáo có tư tưởng chống Mỹ. Khi vua Shah bị phế truất và lãnh tụ Ayatollah Khomeini lên nắm quyền, Không quân Iran lúc này bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái. Cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980 -1988) đã "bào mòn" sức mạnh của Không quân Iran; sự hỗn loạn và sự lãnh đạo kém cỏi của chế độ mới, đã làm cho IRIAF không bao giờ có thể thống trị bầu trời trong suốt cuộc chiến. Đồng thời, Mỹ đã cấm vận Iran gay gắt, làm cho máy bay của Iran thiếu phụ tùng, càng hạn chế khả năng chiến đấu của IRIAF. Đến năm 1993, 5 năm sau khi Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Lực lượng Không quân Iran giảm xuống chỉ còn 15.000 người, bằng 1/4 năm 1976. Chỉ có 60/225 chiếc F-4 Phantom II và 60/179 chiếc F-5 còn hoạt động, số còn lại hoặc bị bắn hạ, rơi do tai nạn hoặc bị "sẻ thịt" để lấy phụ tùng thay thế. Lúc này chỉ còn phi đội F-14 của Iran vẫn còn hoạt động tốt, khi 60/77 chiếc vẫn còn có thể bay; đội máy bay vận tải lúc này chỉ còn 20/56 chiếc C-130 Hercules. Iran đã phải nhờ đến Liên Xô, năm 1990, Iran đã mua 20 máy bay cường kích Su-24 Fencer và 30 máy bay chiến đấu MiG-29 "Fulcrum" từ Liên Xô. IRIAF cũng tiếp nhận 25 máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc (bản sao MiG-21), IRIAF cũng tiếp nhận một số lượng nhỏ máy bay của Không quân Iraq, chạy khỏi đất nước trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 sang Iran. Nhưng những khoản mua mới và số máy bay "tị nạn" này cộng lại, không đủ để bù đắp tổn thất thời chiến. Sự thù địch của Tehran đối với phương Tây và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, tiếp tục khiến Iran trở thành một quốc gia bị trừng phạt. Theo Flight International, trụ cột của IRIAF vẫn giống như trước đây, gồm 42 chiếc F-4 Phantom II, 24 chiếc tiêm kích F-5, 20 chiếc MiG-29, 17 chiếc J-7, 23 chiếc Su-24 và 9 chiếc Mirage F-1 cũ của Iraq. Dù "tuổi đời" máy bay của IRIAF ngày càng cao, nhưng máy bay chiến đấu của IRIAF đã được triển khai nhiều lần, trong cuộc chiến chống lực lượng khủng bố IS. Tiêm kích F-14 của Iran đã hộ tống các máy bay ném bom của Không quân Nga, tấn công các mục tiêu ở Syria; F-5 Tigers, F-4 Phantom và Su-24 Fencers của Iran, cũng đã thực hiện các cuộc không kích chống lại khủng bố IS. Do máy bay đã cũ nát, nên thường xuyên xảy ra các vụ rơi máy bay chiến đấu của IRIAF. Chỉ tính riêng năm năm 2016, đã có một chiếc F-4, 1 chiếc J-7, 1 chiếc Su-24 và 1 chiếc MiG-29 bị rơi. Nếu một cuộc chiến xảy ra với Không quân Mỹ, những máy bay chiến đấu có tuổi đời trên "30" này, sẽ rất dễ bị bắn hạ. Iran đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp hàng không quân sự trong nước, nhưng kết quả đáng thất vọng. Năm 2007, Iran giới thiệu máy bay chiến đấu Saegheh, phiên bản sao chép của F-5 Tiger, được báo chí Iran quảng cáo là "khó bị radar phát hiện hơn so với phiên bản bình thường, do khả năng cơ động cao hơn". Vào năm 2013, Iran đã giới thiệu một nguyên mẫu của "máy bay chiến đấu tàng hình" Qaher-313, có kích thước nhỏ đến mức có thể nhìn thấy đầu gối của phi công trong buồng lái. Một phiên bản mới được công bố vào năm 2017 có kích thước lớn hơn, nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ về tính đáng tin cậy của thiết kế. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của LHQ với Iran vào tháng 10 năm ngoái, đã tạo cơ hội cho Iran hiện đại hóa lực lượng không quân; tuy nhiên Iran cũng chỉ "trông chờ" vào Nga, khi các quốc gia phương Tây và nhất là Mỹ, vẫn đơn phương áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với nước này. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tiêm kích F-14 của Iran tới nay vẫn "bay tốt".

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Tiêm kích   Trung Quốc  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...