26/01/2021 9:45  
Html">

Hai nguồn tin nói rằng cuộc đàm phán về thương vụ giữa trên Huawei và một nhóm công ty dẫn đầu bởi các công ty đầu tư được chính quyền Thượng Hải hậu thuẫn đã diễn ra nhiều tháng. Một nguồn tin cho biết Huawei bắt đầu thảo luận nội bộ về khả năng bán thương hiệu smartphone P và Mate từ tháng 9 năm ngoái.

Các nguồn tin không tiết lộ mức định giá của hai thương hiệu này. Nhưng nếu chốt, mức giá bán có thể là con số khổng lồ vì theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, doanh số smartphone dòng P và Mate của Huawei đạt 39,7 tỉ đô la trong giai đoạn từ quí 3-2019 đến quí 3-2020.

Một nguồn tin nói rằng các công ty đầu tư được chính quyền Thượng Hải hậu thuận có thể hợp tác với các đại lý của Huawei để thâu tóm thương hiệu smartphone dòng P và Mate, tương tự như cách làm trong thương vụ Huawei bán thương hiệu Honor.

Tháng 11 năm ngoái, Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là nhả sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, thông bán thương hiệu smartphone bình dân Honor cho một nhóm 30 đại lý dẫn đầu bởi một công ty được chính quyền TP Thâm Quyến hậu thuẫn với mức giá được cho là hơn 100 tỉ nhân dân tệ (15,5 tỉ đô la Mỹ).

Thương vụ bán Honor là nhằm cứu thương hiệu này khi các lệnh trừng phạt mà Mỹ giáng vào Huawei cản trở chuỗi cung ứng của Honor và cắt đứt sự tiếp cận của Huawei đối với các linh kiện phần cứng quan trọng như chip cũng như phần mềm như các ứng dụng được yêu chuộng của Google.

Hôm 22-1, Honor cho biết sau khi tách ra khỏi Huawei, công ty đã thiết lập được các thỏa thuận hợp tác mới với các hãng chip như Intel và Qualcomm và tung ra mẫu smartphone mới có tên gọi  V40.

Huawei có thể nhắm đến mục tích tương tự khi theo đuổi thương vụ bán hai thương hiệu smartphone dòng P và Mate. Hai nguồn tin cho biết kế hoạch bán hai thương hiệu này xuất phát từ việc nguồn cung chip bị thiếu hụt do đòn trừng phạt của Mỹ.

Tháng 9 -2020, Bộ Thương mại Mỹ ra lệnh cấm các công ty bán dẫn trên thế giới sử dụng phần mềm hay thiết bị của Mỹ để thiết kế, sản xuất các sản phẩm chip và bán chúng cho Huawei. Lệnh cấm này khiến Huawei không thể thuê gia công các sản phẩm chip cao cấp từ các nhà cung cấp lớn bao gồm hãng bán dẫn TSMC (Đài Loan).

Năm ngoái, Giám đốc điều hàng mảng kinh doanh hàng tiêu dùng của Huawei, Richard Yu thừa nhận các đòn trừng phạt của Mỹ khiến Huawei phải dừng sản xuất chip cao cấp Kirin. Giới phân tích dự báo kho chip dự trữ của Huawei sẽ cạn kiệt vào năm nay.

Hãng bán dẫn HiSilicon, công ty con của Huawei, dựa vào phần mềm từ các công ty Mỹ như Cadence Design Systems, Synopsys để thiết kế các sản phẩm chip bao gồm chip Kirin, rồi sau đó, thuê hãng bán dẫn TSMC (Đài Loan) sản xuất chúng. Trong khi đó, TSMC lại đang sử dụng các công cụ sản xuất chip của Mỹ.

Các mẫu smartphone thuộc dòng P và Mate của Huawei nằm trong nhóm smartphone cao cấp bán chạy nhất ở thị trường Trung Quốc. Hai thương hiệu này đóng góp đến 40% tổng doanh số smartphone của Huawei vào quí 3-2020, theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint.

Giới phân tích cho hay nguồn cung của hai dòng smartphone cao cấp P40 và Mate 40 đang suy giảm nghiêm trọng vì thiếu linh kiện. “Chúng tôi dự báo doanh số smartphone dòng P và Mate sẽ tiếp tục suy giảm trong quí 1-2021”, Flora Tang, nhà phân tích của Counterpoint, nói.


 

Theo Reuters

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


MC   Reuters   Silicon   Trung Quốc   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...