27/10/2020 10:55  

Hải quân Ấn Độ vừa chính thức tiếp nhận vào biên chế chiếc khinh hạm tàng hình chống ngầm hiện đại mang tên INS Kavaratti (P31), là chiếc thứ tư và cũng là cuối cùng trong hợp đồng đóng loạt 4 chiếc thuộc lớp Kamorta như là một nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm thuộc hạm đội tàu chiến mặt nước của quân đội nước này. Ảnh: Chiếc INS Kavaratti trong một chuyến đi biển. Khinh hạm INS Kavaratti được thiết kế và chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Garden Reach ở thành phố Kolkata thuộc miền Tây Belgan của Ấn Độ. Người Ấn đã vô cùng cố gắng trong việc "nội địa hóa con" tàu này, có thể nói là một bước đại nhảy vọt khi đến 90% bộ phận trên tàu chính là do họ tự chế tạo trong nước. Nó đã hoàn thành tất cả các quá trình thử nghiệm trên biển với kết quả cực kỳ khả quan, các hệ thống trên tàu đều hoạt động tốt và thậm chí là nó cũng có thể tác chiến trong môi trường bị đối phương tấn công hạt nhân, sinh học hay hóa học. Ảnh: Chiếc INS Kavaratti trong buổi lễ gia nhập biên chế. Về thiết kế, lớp Kamorta được chế tạo bằng vật liệu Composite tổng hợp làm từ sợi carbon, giúp cho tàu có trọng lượng nhẹ và chi phí bảo dưỡng thấp. Ngoài ra, với thiết kế tối đa hóa triệt để các chi thiết thừa và tăng góc cạnh, cùng với vật liệu làm tàu đặc biệt khiến cho nó có một khả năng cực kỳ tốt trước sóng radar trinh sát hàng hải của đối phương và trước bước sóng sonar của tàu ngầm. Ảnh: Một chiếc khinh hạm săn ngầm tàng hình Kamorta trong một chuyến đi biển. Về vũ khí, Kamorta được lắp đặt một pháo hạm Otto Melara cỡ nòng 76mm với thiết kế góc cạnh để nâng cao tối đa tính tàng hình, hai bệ phóng rocket săn ngầm hạng nặng RBU-6000, 2x2 ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533mm và một cặp pháo cao tốc AK-630 cỡ nòng 30mm. Nhìn chung vũ khí của con tàu chỉ chuyên biệt thiên về chống ngầm mà không có bất cứ vũ khí hạng nặng chống hạm nào cũng như năng lực phòng không vô cùng hạn chế. Vì vậy khi tác chiến trên chiến trường, chắc chắn những chiếc Kamorta sẽ phải có tàu hộ tống có khả năng chống hạm - phòng không đi kèm để bảo vệ và đáp trả trước những cú tấn công của tàu mặt nước đối phương. Ảnh: Các hệ thống vũ khí (vạch đỏ) và hệ thống điện tử (vạch vàng) được trang bị trên tàu Kamorta. Về thông số kỹ thuật, khinh hạm tàng hình chống ngầm lớp Kamorta có chiều dài 109m, rộng 13.7m, lượng giãn nước đầy tải 3.500 tấn và trang bị động cơ Diesel công suất 5.096 mã lực/chiếc, giúp nó có thể đạt vận tốc tối đa khoảng hơn 30 hải lý/h, kíp lái 13 sĩ quan và 173 thủy thủ. Tàu còn có một sàn đáp cỡ lớn và hangar kín có thể tiếp nhận trực thăng Westland Sea King phối thuộc trong các nhiệm vụ dài ngày trên biển. Ảnh: Tàu chống ngầm INSKamorta (P-28) của hải quân Ấn Độ Hiện nay Ấn Độ đã đưa cả 4 chiếc Kamorta vào biên chế lần lượt từ năm 2014, 2016, 2017 và mới đây là 2020. Dẫu vậy có thể nói rằng những con tàu có vũ trang không quá ấn tượng, chỉ có số ít ngư lôi, hai bệ phóng rocket để chống lại tàu ngầm của đối phương. Với trang bị kiểu này, nó chỉ tương đương với những con tàu hộ tống có lượng giãn nước chỉ khoảng hơn 1.000 tấn. Dẫu vậy, người Ấn Độ vẫn rất tự tin với mẫu tàu chiến mới này. Ảnh: Cận cảnh pháo hạm 76mm và 2 bệ phóng rocket chống ngầm trên khinh hạm Kamorta. Theo phía Ấn Độ cho rằng, tác chiến chống ngầm là đặc biệt được quan tâm chú trọng bởi họ phải đối đầu với một hải quân Trung Quốc có số lượng tàu ngầm vô cùng đông đảo, hơn nữa trong thời gian gần đây, càng ngày càng nhiều tàu ngầm Trung Quốc đang tiến vào Ấn Độ Dương. Họ cho rằng hải quân có thể phát hiện ra tàu ngầm bằng máy bay trinh sát tuần thám, vệ tinh hay máy bay không người lái, nhưng những chiếc khinh hạm tàng hình săn ngầm này mới chính là thứ vũ khí có sức răn đe mạnh mẽ nhất đối với lực lượng của kẻ thù. Ảnh: Đội tàu ngầm của Trung Quốc tác chiến trên biển. Việc những chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương từ eo biển Malacca, eo biển Sunda hoặc eo biển Lombok thì hải quân Ấn Độ có thể triển khai những chiếc khinh hạm chống ngầm tiên tiến của mình đến phía Tây nam Ấn Độ Dương, sẽ là bước ngăn chặn hiệu quả, cản bước những con tàu này tiến sâu vào hơn nữa. Với họ, việc đối phương ngày càng có những con tàu ngầm hiện đại hơn cũng đồng nghĩa với việc phải có phương tiện săn ngầm hiện đại hơn. Ảnh: Đội tàu ngầm tấn công Diesel - điện của Trung Quốc. Chắc chắn rằng những chiếc khinh hạm lớp Kamorta này đúng là có năng lực chống ngầm chuyên biệt một cách vô cùng tốt nhưng khả năng vũ trang của nó vẫn khá thấp. Có thể có một sự so sánh với với những chiếc khu trục hạm hạng nhẹ săn ngầm chuyên dụng là lớp Udaloy của hải quân Liên Xô thiết kế chế tạo từ giữa những năm 1980 và đến nay vẫn được người Nga tiếp tục sử dụng, thì Kamorta hoàn toàn là thua kém về vũ khí. Hơn nữa, hiện nay xu thế tàu chiến hải quân là tàu đa nhiệm có thể cùng lúc đảm trách cả nhiều nhiệm vụ như phòng không, chống hạm, chống ngầm, do đó việc Ấn Độ phát triển riêng một mẫu tàu chiến cỡ lớn chỉ để chống ngầm có thể bị coi là khá thừa thãi. Ảnh: Chiếc INS Kamorta là tàu đầu tiên thuộc lớp cùng tên. Dẫu vậy vẫn phải nói rằng việc biên chế những con chiến hạm mới này có thể nâng cao năng lực chống ngầm của hải quân Ấn Độ lên một cách rõ rệt, có sức răn đe không nhỏ đối với hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc lẫn kẻ thù có xung đột dai dẳng là Pakistan. Ảnh: Tàu INS Karavatti (P-31) trong một chuyến hải trình. Video Tàu Hải quân Ấn Độ thăm TP. Hồ Chí Minh - Nguồn: Truyền hình Nhân dân

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Trung Quốc  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...