27/01/2021 14:20  
Trong kinh doanh, bất luận loại hình nào, việc lựa chọn đúng hướng đi và quyết tâm theo đến cùng là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công. Câu chuyện về anh Hồ Sỹ Huy (48 tuổi – Tp Vinh – Nghệ An) dưới đây là một minh chứng.

Anh Huy là một người có thể xem là “lão làng” của làng chứng khoán. Bởi anh tham gia đầu tư chứng khoán ngay từ những ngày đầu mở cửa thị trường. Trên chặng đường dằng dặc đó, anh cũng từng trải qua nhiều thăng trầm, được mất.

Cuối năm vừa qua, trong một chầu cà phê tại TP. HCM, chúng tôi đã trò chuyện về câu chuyện chứng khoán. Anh Hồ Sỹ Huy đã kể về con đường kiên định của mình cùng những được mất thịnh suy. Nhưng tựu trung, như anh nói đến giờ phút này, anh tự bằng lòng với mình vì con đường mình đã theo đuổi.

Anh Huy chia sẻ câu chuyện đầu tư của mình:

“Trở lại thời kỳ mới đi làm, với chút vốn ít ỏi, tôi nghĩ hay bỏ tiền vào ngân hàng lấy lãi nhưng nhận thấy số lãi quá ít và đồng tiền càng ngày càng mất giá. Đầu tư bất động sản thì sao? không có đủ vốn để đầu tư. Cuối cùng, tôi quyết định đầu tư chứng khoán bởi vừa có thể tự chủ thời gian, vừa phù hợp với số vốn mà tôi có. Thế là tôi bắt đầu nghiên cứu về chứng khoán.

Khi mới bắt đầu tôi cảm thấy khá dễ dàng vì cũng đã sẵn có kiến thức nền tảng về kinh tế. Để từ đó học thêm những thứ cơ bản nhất như nến, các mô hình giá, các công cụ hỗ trợ... và khá tự tin bắt đầu cuộc hành trình trên thị trường. Tôi lập một tài khoản và khoản đầu tư đầu tiên đã có lời khiến tôi rất vui và nghĩ rằng thị trường không mấy khó khăn. Tiếp theo, tôi học thêm những thứ nâng cao hơn như sóng Elliott, Ichimoku, cách sử dụng đòn bẩy... và tin rằng mình sẽ còn thành công nhanh hơn nữa.

Cuối cùng khi áp dụng vào thị trường bạn biết sao không? Thất bại toàn tập. Cú đòn thua lỗ khiến tinh thần tôi suy sụp một thời gian dài, lúc này tôi mới cay đắng nhận ra thị trường không hề dễ dàng như mình nghĩ, ranh giới giữa thành công và thất bại rất mong manh. Tôi đã hoang mang, thất vọng không biết nên dùng phương pháp nào để giao dịch thành công.

Cũng may mắn cho tôi khi thời gian đó có ông anh là người khá am hiểu chứng khoán luôn động viên, giúp đỡ rất nhiều. Chính ông anh đã giới thiệu tôi cài app 24hmoney với lời dặn “Hãy đọc đều đặn và tự rút ra bài học”.

Cụ thể, vào giữa tháng 6/2019, tôi mua vào cổ phiếu VCB ở thời điểm giá 40.000-50.000 đồng và khẳng định sẽ “đắp chiếu” đến khi đạt mốc trên 80.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư khác đã chốt lãi tại thời điểm” hơn 60.000 đồng. Nhờ những thông tin từ 24hmoney trùng hợp với hướng đi của thị trường, ở các phiên giao dịch sau đó, cổ phiếu của Vietcombank liên tục tăng giá, tính đến phiên giao dịch 11/7, VCB đã vượt 74.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí lập kỉ lục về giá - lên 83.200 đồng - vào ngày 1/10/2019. Tôi đã có lãi và cảm thấy tươi sáng trở lại.

Tôi đã mua 120.000 cổ phiếu VND với giá vốn 11.000 đồng/cổ phiếu, 50.000 cổ phiếu HPG ở thời điểm cuối tháng 3, cổ phiếu MBB mua thời điểm giá 13.000 đồng/cổ phiếu, hay BSI, NKG, CTG… đều ở vùng đáy.

Chiến thuật đầu tư của tôi là dàn hàng ngang. Xác định ngành nào có triển vọng, tôi sẽ mua ít nhất 3 - 5 mã và thường giữ trong chu kỳ dài, dù thị trường có những giai đoạn điều chỉnh.

Tất nhiên, cũng có những lúc tôi bị dao động và hành động theo cảm xúc. Chẳng hạn, tôi đã bán bớt 400.000 cổ phiếu VND ở mức giá chưa đến 20.000 đồng/cổ phần để chuyển sang mua cổ phiếu khác và sau đó tốc độ tăng giá của mã chứng khoán này không nhanh như VND.

Nhìn lại năm 2007, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán chủ yếu do nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt Nam, trước thềm đất nước gia nhập WTO và tiền của nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường.

Trong đó, có rất nhiều người không hiểu gì về thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu nhưng không biết gì về doanh nghiệp, mua bất cứ cổ phiếu nào được mai mối và mua nhiều cổ phiếu OTC.

Tôi còn nhớ, thị giá cổ phiếu một số mã mà mình đã bán những ngày đó, FPT 525.000 đồng/cổ phiếu; PVFC (nay là PVCombank) 78.000 đồng/cổ phiếu; PVS hơn 200.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ cần tham dự đấu giá mua cổ phần một doanh nghiệp nào đó, có tờ thông báo trúng đấu giá, nhà đầu tư đã có thể sang tay thu lãi cả chục giá.

Cầu lớn trong khi nguồn cung, nguồn hàng trên thị trường rất ít đã đẩy giá cổ phiếu bong bóng nhiều lần giá trị thực.

Đó là thời mà cho đến nay, những nhà đầu tư như chúng tôi vẫn gọi là “điên rồ”. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày nay còn rất xa mới lặp lại những cảnh mua bán như vậy.

Đầu năm 2021, các nhận định từ chuyên gia kinh tế đều chia sẻ quan điểm chung là chính sách lãi suất thấp còn tiếp tục duy trì.

Dù nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán hiện nay đang lặp lại giống thời kỳ 2007, cứ mua cổ phiếu là thắng, nhưng như tôi đã phân tích, không thực sự như vậy. Bạn cứ thử liệt kê mà xem, vẫn có nhiều mã tăng giá không bằng lãi suất tiết kiệm.

Vẫn có nhiều mã giảm sàn trong những phiên thị trường bùng nổ như tuần qua hoặc có nhiều mã vẫn quẩn quanh mức giá thiết lập được từ vài tháng nay. Dòng tiền và nhà đầu tư đã thông minh hơn rất nhiều.

Đúc kết lại, tôi thấy rằng: Chính thái độ nghiêm túc, khả năng rút kinh nghiệm từ những lần sai sót và kiên trì với phương pháp đầu tư của mình là vũ khí để một nhà đầu tư có thể trụ vững đến bây giờ.

Sẽ còn rất nhiều những sai lầm, những lỗ hổng mà trong một câu chuyện của một cá nhân không thể nói hết được. Tự mỗi nhà đầu tư hãy học cách nâng cao giá trị kiến thức và sửa chữa sai lầm của bản thân. Đừng bước đi trên con đường đầy chông gai mà thiếu một chiếc đèn pin”.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


HCM   OTC   Việt Nam   chuyên gia   chuyên gia kinh tế   chính sách   doanh nghiệp   Đầu tư  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...