01/04/2021 10:46  

KTSG tuần này (phát hành ngày 1-4) xin giới thiệu một hồ sơ về “Tam giác kinh tế Mỹ - Trung Quốc – Việt Nam” gồm hai bài viết:

Quan hệ thương mại Trung - Mỹ và một số nước châu Á (Vũ Quang Việt): Mức độ lệ thuộc Trung Quốc của Việt Nam với tỷ lệ ngoại thương giữa hai nước năm 2019 lên tới mức 45%. Không có nước nào ở cha6j Á có mức lệ thuộc như thế.

So sánh cấu trúc kinh tế của Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc (Bùi Trinh): GDP là chỉ tiêu tạm để so sánh một cách tương đối giữa các nước, nhưng với những nước cơ bản sản xuất gia công thì GDP không có nhiều ý nghĩa kinh tế thực sự.

Các đề tài theo dòng thời sự khác :

Bảo mật dữ liệu cá nhân ở mức cao hơn (mục Ý kiến): Dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cần quy định chặt chẽ hơn, hạn chế đến mức thấp nhất các loại hình doanh nghiệp thu thập dữ liệu cá nhân mà không nhằm mục đích cung cấp dịch vụ.

Chỉ dấu tỷ giá (Thụy Lê): Đô la Mỹ tăng giá khá mạnh trong tháng 3 vừa qua, trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Đâu là động lực dẫn dắt xu hướng này và liệu sắp tới, đà tăng này có thể tiếp tục duy trì?

Kỳ vọng gì với quy định mới về quỹ bảo trì chung cư? (Trương Trọng Hiểu): Một số nội dung điều chỉnh trong quy định về thu và chuyển giao quỹ bảo trì chung cư đã để lộ khe hở mới, gây khó khăn trong việc kiểm soát quỹ về sau.

Hạn mức tín dụng để làm gì? (Phan Minh Ngọc): Nếu NHNN tiếp tục áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng thương mại lại bị thêm một biện pháp quản lý hành chính kém minh bạch, mang tính trói buộc mà vẫn không làm cho hệ thống ngân hàng trở nên an toàn hơn.

Ý nguyện của Đại tướng cần được đặt lên hàng đầu (Lê Thiên Hương): Cuối cùng có thể nói, trong tranh chấp bản quyền bộ Hồi ký Võ Nguyên Giáp, người thiệt thòi nhất đó chính là các độc giả của bộ hồi ký…

Định danh cho các tài xế Grab: Những yếu tố cần cân nhắc (TS. Phạm Hoài Huấn): Đã đến lúc phải xác định mối quan hệ của các tài xế Grab. Chỉ khi định danh mối quan hệ, Việt Nam mới bảo vệ được quyền lợi của các tài xế và tái định hình cạnh tranh trên thị trường.

“Tay to” chạy qua công ty chứng khoán nhỏ? (Triêu Dương): Việc nghẽn lệnh trên sàn HOSE chưa được khắc phục là một trong những nguyên nhân khiến khối ngoại liên tục bán ròng. Trong khi đó, nhà đầu tư nội dường như đang dần chấp nhận và tập thích nghi.

Dự báo lợi nhuận khủng của các ngân hàng gốc quốc doanh (Tuệ Nhiên): Dự báo lợi nhuận năm 2021 của các ngân hàng gốc quốc doanh như Vietcombank, VietinBank, hay BIDV có thể bứt phá mạnh so với mặt bằng chung.

Mục tiêu 5% dân số có tài khoản chứng khoán bỗng trở nên khả thi (Linh Trang): Lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư cá nhân liên tục tăng mạnh trong ba tháng gần đây. Đến cuối tháng 2, tổng số lượng tài khoản chứng khoán đã gần sát mốc 3% dân số.

Mổ xẻ dự thảo quy hoạch điện 8 (PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam - PGS.TS. Bùi Huy Phùng - TS. Nguyễn Thành Sơn - TS. Trần Chí Thành): Dự thảo quy hoạch điện 8 mới chỉ xây dựng các kịch bản đáp ứng nhu cầu phụ tải theo kịch bản cơ sở.

Hạt gạo lúa mùa chứa đựng chất lẫn hồn dân tộc Việt (TS. Nguyễn Văn Kiền): Rất hy vọng sản phẩm lúa mùa ĐBSCL được tôn vinh không chỉ về chất lượng mà còn là hồn dân tộc được lưu truyền.

Phát triển nhưng đừng để phải hối tiếc (TS. Lê Xuân Thuyên): Tham vọng đắp đê bảo vệ toàn vùng đất thấp dọc bờ biển không phải không thể thực hiện nhưng sẽ làm suy giảm nguồn lực cho các vấn đề phát triển khác.

Chữ G thứ ba của Thủ tướng (Nguyễn Hữu Thiện): Thủ tướng đã đề cập đến “kinh tế sông” đối với ĐBSCL và chỉ đạo cần nghiên cứu vấn đề này vì sông ngòi rất quan trọng với miền Tây.

Vì sao phải giám sát các tập đoàn quản lý tài sản khổng lồ? (TS. Võ Đình Trí): Là tập đoàn quản lý tài sản hàng đầu thế giới với lượng tài sản dưới quyền quản lý lên đến 8.700 tỉ đô la Mỹ, Blackrock là một con voi! Sức ảnh hưởng của các tập đoàn như Blackrock là rất đáng quan ngại với rủi ro hệ thống.

Xây dựng lòng tin cho du khách (Đào Loan): Làm cho khách tin tưởng là một trong những việc quan trọng để du lịch Việt Nam có thể đón khách ngay khi được phép.

Xuất nhập khẩu: thích ứng với “trạng thái bình thường mới” (Nguyễn Đình Bích): Xuất nhập khẩu có sức tác động lớn đối với những nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp nhưng có độ mở lớn như Việt Nam. Vì thế, việc thích ứng với những biến động cần được đặc biệt quan tâm.

Xuất khẩu quí 1-2021, niềm vui dang dở (Nguyễn Duy Nghĩa): Vượt qua đại dịch, xuất khẩu quí 1-2021 đã ghi điểm, tăng 21%. Nhưng doanh nghiệp nội lại đang thu mình.

Khủng hoảng sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc (Phạm Hải Chung): Áp lực công việc, nỗi lo mất việc vì dịch bệnh đã tác động đến sức khỏe tâm thần của người lao động. Công việc là để sống chứ không phải là cái thòng lọng.

Lúc khó khăn, ý chí quan trọng hơn tài chính (Thuận An): Khởi nghiệp trong nông nghiệp cần sự dấn thân, nhưng dịch bệnh lần này cho thấy ngoài chuyện dấn thân còn phải có sự chuẩn bị, không chỉ về tài chính mà còn về con người.

Tiếp cận nền tảng, hệ sinh thái trong chuyển đổi số (Vũ Tuấn Anh): Nền tảng hay hệ sinh thái là cách kết nối các bên liên quan trong kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các giao dịch vận hành dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiếp cận hệ sinh thái là cấp độ cao nhất của chuyển đổi số.

Vì sao người Pháp dám buộc xe lửa lụy phà? (Sơn Tùng): Nếu một việc thực sự cần thiết cho quốc kế dân sinh thì khó mấy cũng phải làm, không nên lâu lâu lại đem ra bàn xong rồi tiếp tục… để đó.

Từ sau song sắt, cha vẫn đọc con nghe (Nguyên - Kan): Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác như Úc, Anh đều có những chương trình hỗ trợ tù nhân vun đắp, gìn giữ tình cảm với gia đình trong suốt thời gian bị giam giữ.

Ân tình với Sài Gòn (Đặng Quỳnh Giang): Từ một điểm đến để mưu sinh, Sài Gòn trở thành máu thịt, thành quê hương, đi vào tâm thức những người tha hương bằng một tình yêu chân thành lẫn lòng biết ơn sâu nặng…

Nhớ cải lương (Phù Sa Lộc): Coi cải lương là phải tới rạp. Tới đó, người ta mới thực sự hít thở, hòa nhập cùng cái không khí đầy “ma lực” của nó.

Trang Kinh tế thế giới:

Kênh đào Suez tắc nghẽn và mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu (Lạc Diệp): Các con tàu đang bị mắc kẹt, điều này có thể khiến cho cuộc khủng hoảng vốn đã tồi tệ có thể tồi tệ hơn.

Báo chí cũng nhảy vào NFT (Thư Kỳ): Cơn sốt mua bán các tác phẩm mỹ thuật ở dạng NFT nay đã lan sang báo chí.

Kẻ cứu rỗi hay tội đồ? (Nguyễn Vũ): Dù phản đối, các nghệ sĩ khó lòng tẩy chay Spotify hay Apple Music vì các nền tảng này đã trở thành quen thuộc với người người.

Mời bạn đọc tìm xem!

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


Apple   HOSE   Khởi nghiệp   Kinh tế   NHNN   Trung Quốc   Việt Nam   doanh nghiệp   du lịch   dịch vụ   khủng hoảng   quy hoạch   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...