20/07/2022 14:15  
Kể cả khi muốn mở đường thoát ly hoàn toàn khỏi dầu mỏ và khí đốt Nga, phương Tây nhiều khả năng vẫn sẽ phụ thuộc vào Moskva nếu muốn tăng sử dụng điện từ năng lượng hạt nhân.

Theo Nikkei Asian Review, vị thế của Nga trên thị trường nguyên liệu cho điện hạt nhân có thể khiến đường thoát ly khỏi năng lượng Nga của phương Tây thêm chật hẹp.

Hiện, tập đoàn năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga Rosatom cho biết đang kiểm soát tới 36% thị phần thị trường uranium làm giàu trên thế giới. Tập đoàn Urenco (Anh), đứng thứ 2 với 30%. Orano của Pháp nắm 14% trong khi doanh nghiệp Trung Quốc kiểm soát 12%.

Việc chuyển uranium khai thác từ các mỏ nguyên liệu trở thành uranium làm giàu cho lò phản ứng hạt nhân thường mất 3-5 năm và việc thay thế nguồn cung không phải điều dễ dàng. Đây là lý do phương Tây chưa thể mạnh tay với uranium làm giàu từ Nga, vì việc thay thế vị trí dẫn đầu của Moskva trong thời gian ngắn là bất khả thi.

Năm 2020, Mỹ nhập từ Nga 16% lượng sản phẩm liên quan tới uranium. Dù nước này đã cấm nhập khẩu mọi mặt hàng liên quan tới năng lượng hóa thạch của Nga, nhưng Washington chưa thể cấm uranium từ Moskva. Riêng Liên minh châu Âu (EU) nhập 20% nhu cầu uranium làm giàu từ Nga vào. Giá uranium do Rosatom cung cấp tương đối thấp, giúp nó có sức cạnh tranh rất cao.

Ngoài ra, các nước Đông Âu cũng sử dụng lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất, nên cũng phải nhập uranium làm giàu từ Nga. Do đó, việc lập tức chuyển sang nguồn nguyên liệu năng lượng hạt nhân khác là rất khó.

Nhọc nhằn đường thoát năng lượng Nga

Để giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch từ Nga và hướng tới mục tiêu giảm phát thải carbon, phương Tây đang tính toán các nguồn năng lượng thay thế. Và, năng lượng hạt nhân đang được xem xét. Do đó, việc phương Tây thoát hoàn toàn khỏi năng lượng Nga sẽ rất khó xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần.

Ấy là chưa kể đến việc các thành viên EU đã nhất trí trong cuộc bỏ phiếu ngày 6/7 vừa qua rằng một số hoạt động sử dụng bền vững. 

Sau cuộc bỏ phiếu này, quyết định coi khí đốt là năng lượng xanh của EU đã vấp phải nhiều tranh cãi. Theo một số nhà quan sát, việc khối này tiếp tục sử dụng khí đốt đồng nghĩa tiếp tục phụ thuộc năng lượng Nga, cũng như ảnh hưởng tới các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Trong bài phân tích trên tờ The Hill, cựu Thứ trưởng Năng lượng Mỹ Paul Dabbar cùng Matt Bowen - một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia cảnh báo, nếu Nga ngừng cung cấp uranium làm giàu cho các công ty năng lượng Mỹ, nhiều lò phản ứng hạt nhân của Washington có thể sẽ ngừng hoạt động trong 1 năm.

Theo hai ông, điều này có thể khiến giá điện tăng vọt, trong bối cảnh . Trong kịch bản xấu nhất, việc Nga ngừng cung cấp uranium làm giàu có thể khiến một số khu vực tại Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu về điện, dẫn tới mất điện.

Do đó, hai chuyên gia kêu gọi lãnh đạo phương Tây nên "ngay lập tức xem xét mức độ liên quan của các nước này tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hạt nhân của Nga và thực hiện các bước để giảm bớt nó hoặc họ sẽ có thể phải đối mặt với một cú sốc năng lượng khác".

Ngoài ra, cái giá mà EU phải trả cho kế hoạch thoát hoàn toàn khỏi năng lượng của Nga là rất lớn, vào khoảng 210 tỷ EUR đầu tư bổ sung từ năm 2022 đến năm 2027. Trong đó, hơn 110 tỷ EUR sẽ dành cho việc triển khai năng lượng tái tạo và hệ thống hydro, trong khi 10 tỷ EUR sẽ được sử dụng để đa dạng hóa nguồn cung khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và hệ thống đường ống khí đốt.

Dù vậy, trong ngắn hạn, việc lấp "chỗ trống" của Nga báo trước rất nhiều thử thách. Dù đã hứa với châu Âu sẽ tăng khối lượng xuất khẩu LNG, song nguồn cung của Mỹ cũng không thể liên tục, trong khi giá lại cao hơn. Qatar - nơi được châu Âu xem là đối tác tiềm năng cung cấp LNG thế Nga, cũng khẳng định EU không nên quá kỳ vọng vào nước này. 

Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi, "Nga đã bảo đảm từ 30 đến 40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu và không một nước nào có thể thay thế được ngần ấy khối lượng".

Chưa kể, nếu tìm nguồn cung khí đốt khác ngoài Nga. Ngân hàng JPMorgan Chase dự báo, châu Âu có thể phải chi 1.000 tỷ USD cho năng lượng trong năm nay so với 500 tỷ USD năm 2019 nếu cắt nguồn cung khí đốt từ Nga.

Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn


Ngân hàng   Trung Quốc   Tập đoàn   chuyên gia   doanh nghiệp   hành vi   làm giàu   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...