14/02/2021 14:20  
Là một người đạt được nhiều thành công, Morgan Housel nhận thấy có những điều thường không được dạy trong trường học nhưng lại rất quan trọng trong việc làm nên thành công.

Morgan Housel là đối tác của The Collaborative Fund, một chuyên gia tài chính hành vi và từng đóng góp bài viết cho The Wall Street Journal, The Motley Fool. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “The Psychology of Money: Timeless Lessons on Wealth, Greed, and Happiness” (tạm dịch: “Tâm lý học về tiền bạc: Bài học vượt thời gian về sự giàu có, lòng tham và hạnh phúc”). Là một người đạt được nhiều thành công, ông nhận thấy có những điều thường không được dạy trong trường học nhưng lại rất quan trọng trong việc làm nên thành công.

1. Biết khai thác những bất đồng

Khả năng đồng cảm với những người bất đồng quan điểm với bạn là một trong những kỹ năng đang bị nhiều người đánh giá thấp. Chúng ta thường hỏi: “Vì sao người đó lại nghĩ như vậy” khi họ đưa ra quan điểm trái ngược với bạn. Tuy nhiên điều này là không nên. Thay vào đó, hãy tự hỏi rằng: "Họ đã trải qua những gì trong cuộc sống mà mình không thể khiến họ có cùng suy nghĩ được?”.

2. Không ngại nói rằng “Tôi không biết”

Mọi người thường mong muốn biết nhiều hơn những gì cần thiết. “Tôi không biết” chính là câu thần chú mà bạn nên sử dụng trong trường hợp này, đảm bảo tính trung thực và bạn không cần phải đưa câu hỏi đi quá xa.

3. Mặt trái của trí thông minh

Ai cũng biết rằng có được trí thông minh là điều thật tuyệt vời, nhưng bạn cũng cần biết rằng, trí thông minh cũng dễ dẫn đến 4 mặt trái là: cái tôi quá lớn, không có khả năng thay đổi suy nghĩ, hạn chế trong giao tiếp với người khác và không sẵn sàng thỏa hiệp trong một nhóm.

4. Sống cởi mở và biết học hỏi

Nhà tâm lý học và kinh tế học Daniel Kahneman từng nói: "Đừng mang suy nghĩ không tin vào những gì mình không nhìn thấy hay nhận thức được”. Việc nghiêm túc nhận ra chúng ta dễ bị những thành kiến và sự lười biếng áp đảo suy nghĩ, bạn sẽ nhận ra rằng, cuộc sống này sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta sống cởi mở và học hỏi từ những người xung quanh với hoàn cảnh và kinh nghiệm khác nhau.

5. Thành công đạt được trong quá khứ dường như dễ dàng hơn

Những thành công đạt được trong quá khứ dường như luôn dễ dàng hơn thực tế đã xảy ra. Đó là bởi bạn đã biết được kết thúc của câu chuyện và không nhớ rõ được những gì khó khăn bản thân đã trải qua. Bạn sẽ khó có thể tiến lên phía trước nếu như hôm nay chỉ mãi nhớ về ngày hôm qua.

6. Học cách chấp nhận

Hãy học cách chấp nhận thua cuộc, biết buông bỏ với một tâm lý tích cực. Khi học được những bài học từ vấp ngã, bạn sẽ nhận ra bản thân ngày càng hoàn thiện, giá trị hơn.

7. Kỹ năng của bạn không quan trọng như bạn tưởng

Sự thật là kỹ năng của bạn không quan trọng, điều quan trọng là kỹ năng của bạn so với đối thủ cạnh tranh của bạn. Điều này đặc biệt đúng trong đầu tư, khi bạn thường không thực sự biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Đó chính là lý do đừng bao giờ quá tự tin hay tự ti về kỹ năng của mình.

8. Trí tuệ cảm xúc có thể quan trọng hơn kiến thức sách vở

Những đồng nghiệp mà tôi từng cộng tác thành công nhất hiếm khi là những người thông minh nhất hay giàu kinh nghiệm nhất nhưng họ thường là những người tốt nhất và dễ làm việc cùng nhất. Trí tuệ cảm xúc có thể quan trọng hơn kiến thức sách vở rất nhiều. Đây là điều mà không ngôi trường nào dạy bạn.

9. Càng nhiều kinh nghiệm càng dễ chủ quan

Thường thì giữa kinh nghiệm và sự khiêm tốn có mối tương quan khá tiêu cực. Khi bạn càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn càng thấy mình ít có khả năng mắc sai sót hơn và đó cũng là sai lầm khi chúng ta đánh giá quá cao kỹ năng và đánh giá thấp sự may rủi trong một trò chơi.

10. Những điều phức tạp đều có cách giải thích đơn giản hơn

Hầu hết những điều phức tạp đều có cách giải thích đơn giản hơn. Nếu bạn không thể hiểu điều gì đó khi bạn là người tiếp nhận thông tin, điều đó chứng tỏ người truyền đạt nó không giỏi trong giao tiếp hoặc họ đang cố đánh lừa bạn.

11. Kỳ vọng có thể thay đổi nhanh hơn kết quả

Kỳ vọng có thể thay đổi nhanh hơn kết quả. Vì vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư và những người thành công khác thường nhún vai mà nói rằng: "Ừ, sao cũng được."

12 “Không chỉ làm vì tiền”

Những người đóng góp nhiều nhất cho lĩnh vực báo chí về tài chính là những người sẽ viết về một vấn đề ngay cả khi không ai đọc. Họ yêu những gì họ làm và niềm đam mê của họ mạnh mẽ hơn động cơ lợi nhuận.

Điều này cũng đúng trong nhiều lĩnh vực. Số người nằm trong danh sách Những người giàu nhất của Forbes “không chỉ làm vì tiền” là khá cao.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Bài học   Kỹ năng   Thành công   chuyên gia   chuyên gia tài chính   doanh nghiệp   hành vi  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...