07/10/2020 17:15  

Doanh nghiệp ngành thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, họ cũng kiến nghị giảm kinh phí công đoàn. Ảnh: VASEP

Ngày 6-10-2020, các Hiệp hội Doanh nghiệp gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hội Lương thực Thực phẩm TPHCM (FFA), Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM), và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã cùng ký về việc đóng góp ý kiến xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi từ các hiệp hội doanh nghiệp.

Công văn nói trên nhấn mạnh: Các hiệp hội cho rằng có sự không đồng nhất giữa Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Công đoàn về kinh phí hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, không có cơ sở để áp dụng thu kinh phí công đoàn.

Trong trường hợp Quốc hội quyết định tiếp tục thu kinh phí công đoàn từ người sử dụng lao động, các hiệp hội kiến nghị giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ lương. Lý do là doanh nghiệp hiện đã tự nguyện cung cấp nhiều lợi ích cho người lao động, ngoài những lợi ích lao động được hưởng từ kinh phí công đoàn.

Các hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ có quyền quyết định tỉ lệ đóng kinh phí công đoàn theo từng thời kỳ, tùy theo tình hình kinh tế xã hội. Điều này nhằm đảm bảo quy định có tính chất linh hoạt và phù hợp với tình hình biến động kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Liên quan đến việc sử dụng kinh phí công đoàn, các hiệp hội nhận định các khoản chi chăm lo trực tiếp cho người lao động còn bị hạn chế. Vì vậy, các hiệp hội kiến nghị dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động. Hiện tại, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp chỉ được sử dụng 69% tổng số thu kinh phí công đoàn và phải nộp 31% về công đoàn cấp trên.
 

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


HCM   Hiệp hội   Hiệp hội Doanh nghiệp   Nhật Bản   TPHCM   Việt Nam   doanh nghiệp  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...