21/11/2020 14:35  

Tỷ lệ máy bay chiến đấu cao có được, chủ yếu là do bảo dưỡng, sửa chữa tốt; nhưng muốn sửa chữa, bảo dưỡng tốt, thì một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là thiết kế của máy bay, có tiện lợi cho việc thiết kế và bảo dưỡng hay không. Ảnh: Bảo dưỡng máy bay MiG-21 của Không quân Croattia - Nguồn: Alamy Stock. Ví dụ loại máy bay chiến đấu thế hệ 3 được chế tạo nhiều nhất là MiG-21 của Liên Xô (phiên bản của Trung Quốc là J-7), có thời gian bảo dưỡng trung bình lên đến 100 giờ. Mặc dù đội ngũ nhân viên kỹ thuật hàng không dù có chuyên nghiệp, nhưng không thể rút ngắn được thời gian bảo dưỡng, do cấu tạo thân máy bay MiG-21 được bọc gần như kín. Ảnh: Bảo dưỡng máy bay MiG-21 của Không quân Croattia - Nguồn: Alamy Stock. MiG-21 được Liên Xô thiết kế vào thập niên 1950, đây cũng là thời gian "nở rộ" các thiết kế máy bay phản lực chiến đấu và đang là thời kỳ cao điểm của chiến tranh Lạnh, nên lãnh đạo Liên Xô yêu cầu sản xuất máy bay nhanh, nhiều và rẻ; vì vậy khả năng bảo trì sẽ không được xem xét quá nhiều. Ảnh: Bảo dưỡng máy bay MiG-21 của Không quân Croattia - Nguồn: Alamy Stock. Ngược lại mẫu thiết kế máy bay chiến đấu F-5A của Northrop của Mỹ, mặc dù là thiết kế của những năm 1960 và 1970, nhưng việc áp dụng triết lý thiết kế là muốn khai thác tốt, phải bảo dưỡng tốt; nên có tỷ lệ thân máy bay có thể mở hơn 25%; đồng thời nhiều thiết kế dạng mô-đun được đưa vào, nên việc thay thế như động cơ, cánh máy bay… rất nhanh, vượt xa mẫu chiến đấu cơ chủ lực MiG-21 của Liên Xô khi đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5A - Nguồn: Wikipedia. Nhờ có thiết kế như vậy, nên khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-5A rất cao, có thể duy trì mức độ khoảng 4 lần xuất kích trong nửa tháng, đây là một kết quả rất ấn tượng, so với các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô khi đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5A - Nguồn: Wikipedia. Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã tặng một số chiếc F-5A chiến lợi phẩm, thu được của quân đội ngụy quyền Sài Gòn cho Liên Xô và Trung Quốc. Thiết kế khả năng bảo trì tốt của loại F-5A đã gây ấn tượng với các kỹ thuật viên Liên Xô và Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5A - Nguồn: Wikipedia. Mặc dù đã quá muộn để Trung Quốc học hỏi những ý tưởng thiết kế mới này của người Mỹ trên các mẫu máy bay nội địa như J-8, nhưng nó vẫn có tác động tốt đến sự phát triển của thế hệ máy bay chiến đấu mới như J-10 sau này. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-10C. Nguồn: Wikipedia. Còn đối với Quân đội Mỹ, do nhận thức được việc thiết kế máy bay có ảnh hưởng đến khả năng bảo dưỡng, đồng thời trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy bay chiến đấu; nên khi thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 4, vấn đề này càng được chú ý. Ảnh: Máy bay chiến đấu F/A-18 của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia. Hải quân Mỹ đã đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về khả năng bảo trì của F/A-18 ngay từ đầu. Cả nhà thầu chính ban đầu là Northrop và McDonnell Douglas đã tiếp nhận các nguyên tắc thiết kế về khả năng bảo trì tốt, và kết quả là F/A-18 đã trở thành một mô hình, có khả năng bảo trì tuyệt vời trong dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Ảnh: Chuẩn bị kỹ thuật cho máy bay F/A-18 - Nguồn: Hải quân Mỹ. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, F/A-18 của Thủy quân lục chiến Mỹ có tốc độ điều động hàng ngày trung bình là 1,4 lần xuất kích, xếp trong ba loại máy bay đạt được tần xuất chiến đấu cao nhất. Đặc biệt, F/A-18 mang được cả tên lửa không đối không tầm trung và tên lửa chống radar trong một lần thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ. Trên thực tế, khối lượng công việc bảo dưỡng của F/A-18 nhỏ hơn nhiều so với máy bay chiến đấu cùng thế hệ là F-16; điều này cho thấy F/A-18 có thể đạt được mức độ xuất kích lớn như vậy, là do công tác bảo trì, sửa chữa tốt; nhưng gốc của vấn đề là do thiết kế máy bay F/A-18 thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. Ảnh: Bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ. Trong cuộc tập trận HighLight-97 của quân đội Mỹ, F/A-18 đã trở thành một ngôi sao, với tốc độ điều động trung bình hàng ngày là 4,4 lần xuất kích, trong khi F-14 là 2,5 lần xuất kích. So sánh hai chiếc, có thể thấy F-14 sẽ bị thay thế bởi F/A-18 sau này là điều tất yếu. Ảnh: Bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ. Ngoài ra nhờ thiết kế có nhiều ứu điểm, cho phép thời gian bảo trì, sửa chữa được rút ngắn rất nhiều, như vậy sẽ làm tăng hệ số sẵn sàng chiến đấu của máy bay. Việc có sở hữu hàng trăm máy bay chiến đấu phải nằm đất, không bằng một chiếc có thể cất cánh, điều này liên quan nhiều đến việc bảo đảm kỹ thuật. Ảnh: Bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ. Trong các thiết kế máy bay chiến đấu của Liên Xô/Nga và Trung Quốc sau này, đã học hỏi từ các nhà thiết kế Mỹ về vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa; trong phiên bản MiG-29 và Su-27, việc thay động cơ máy bay cũng đỡ phức tạp và tốn công hơn trước; hiện nay các loại máy bay của Nga hoặc Trung Quốc, khi chào hàng, đều công khai các chỉ số thiết kế về khả năng bảo trì, sửa chữa để cho khách hàng lựa chọn. Ảnh: Bảo dưỡng kỹ thuật cho máy bay MiG-29 của Không quân Nga - Nguồn: Topwar . Video Máy bay tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ - Nguồn: QPVN

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


F-16   Máy bay   Máy bay chiến đấu   Trung Quốc   Việt Nam   sân bay   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...