26/03/2021 6:05  
Theo ông Chinh, bên cạnh khu di tích lịch sử K20, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là một tài sản vô giá mà thiên nhiên ưu ái cho địa phương. Do vậy, địa phương cần đặc biệt quan tâm quản lý, tôn tạo, gìn giữ thực hiện nhiệm vụ quy hoạch khu danh thắng gắn với phát huy giá trị di sản Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn, đưa lễ hội thành sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng. “Quận phối hợp hoàn thiện hồ sơ Văn khắc Hán - Nôm Ngũ Hành Sơn để trình UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, ông Chinh nói.
Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt - danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh của cộng đồng địa phương. Khởi nguyên từ một lễ vía thuần túy tôn giáo, ngày 19.2.1956, nhân dịp tổ chức lễ khánh thành chùa Quán Thế Âm, hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã thành lập Hội phổ Quan Âm và trực tiếp làm trưởng ban tổ chức Ngày hội Quan Âm. Đây chính là mốc tiên khởi làm nên Lễ hội Quán Thế Âm ngày nay. Năm 2000, lễ hội được Tổng cục Du lịch công nhận và xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia.
*Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết nhân kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975), những ngày cuối tháng 3 sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi động, như: chương trình âm nhạc đường phố (tại tây cầu Rồng), vũ hội đường phố (đường Trần Hưng Đạo); chương trình nghệ thuật Khát vọng Đà Nẵng do Nhà hát Trưng Vương thực hiện...

Nguồn tin: thanhnien.vn


Khát vọng   Tổng cục   du lịch   quy hoạch   âm nhạc   Đà Nẵng  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...