09/04/2021 20:06  
Điều này lý giải vì sao bất chấp viễn cảnh suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc hỗ trợ các SME trụ vững trên đôi chân của mình thông qua chuyển đổi số luôn là ưu tiên của nhiều chính phủ và các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ, trong đó có "siêu kỳ lân" Gojek.
Tại các nước Đông Nam Á, số lượng người dùng nền tảng số đã chạm mốc 310 triệu người vào cuối năm 2020, thay vì năm 2025 như dự đoán trước đó. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc này cho thấy nhu cầu tất yếu của việc số hóa doanh nghiệp - bước đệm phải có để phục hồi kinh doanh và chạy đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, với các siêu ứng dụng tầm cỡ như Gojek, việc đồng hành với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ còn hơn cả một sứ mệnh tiên phong.

Từ những nỗ lực hướng đến SME tại Indonesia

Theo số liệu của Đại học Indonesia, trong tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ đang hoạt động trên hệ sinh thái Gojek, tỷ lệ hộ kinh doanh siêu nhỏ chiếm 94%, trong khi đó các startup chiếm 43%. Có thể thấy trọng tâm cần hỗ trợ trong hệ sinh thái Gojek rất rõ - đó chính là các doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước các thay đổi về môi trường kinh doanh, biến cố kinh tế, rủi ro vận hành, hay do những hạn chế về quy mô, nguồn lực.
Cụ thể, nhiều sáng kiến nhanh chóng được Gojek đưa ra nhằm tập hợp các giải pháp số sẵn có để thúc đẩy quá trình số hóa hoạt động kinh doanh của các SME diễn ra một cách dễ dàng, bao gồm các dịch vụ “Số hóa trước tiên” (Digital-first) như ứng dụng quản lý kinh doanh GoBiz, nền tảng đặt món trực tuyến GoFood... Những nỗ lực số hóa SME đã giúp Gojek nâng tổng số đối tác nhà hàng lên 900.000 vào cuối năm 2020, gần như gấp đôi con số 500.000 vào một năm trước đó, bất chấp dịch Covid-19.
Với 38 triệu người dùng hoạt động hằng tháng tại 4 thị trường Đông Nam Á, giá trị giao dịch gộp mỗi năm của Gojek tăng 10% so với năm trước đó, vượt mốc 12 tỉ USD tính đến tháng 9 năm ngoái. Theo đó, "kỳ lân" cho biết sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ sinh thái phục vụ các đối tác nhà hàng, quán ăn, do mảng giao đồ ăn trực tuyến đã đạt mức tăng trưởng 80% trong thời gian qua 3 .

Viết tiếp câu chuyện chuyển đổi số tại Việt Nam

Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nói chung và các SME nói riêng cũng là vấn đề trọng tâm của Chính phủ và là chủ đề nóng tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp này chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19, với doanh thu sụt giảm trên 50% . Vướng mắc hiện nay đang nằm ở cách tiếp cận, do nhiều SME cho rằng chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn, ngại đầu tư chi phí, chần chừ trong chuyện “online”.
Với Gojek, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ như quán phở, hàng cơm tấm, gánh hủ tiếu... chuyển đổi số có thể mang lại tác động lớn về mặt xã hội khi nhiều gia đình có thêm cơ hội tăng thu nhập thông qua sử dụng công nghệ.
Những chủ nhà hàng, quán ăn nhỏ được tạo điều kiện trải nghiệm, nhìn thấy sự thay đổi trong đơn hàng khi tham gia nền tảng trực tuyến, được hướng dẫn làm quen với cách thức bán hàng mới và giúp họ tăng doanh số. Cách tiếp cận này đã thuyết phục nhiều cửa hàng nhỏ tận dụng thêm nền tảng công nghệ phục vụ kinh doanh, mặc dù trước đó nhiều người trong số họ không sử dụng điện thoại thông minh.
Mặt khác, hệ sinh thái ứng dụng Gojek được thiết kế đơn giản, thân thiện với người dùng, nên rào cản công nghệ với đối tác mới được đánh giá là khá thấp. Đại đa số nhà hàng không gặp khó khăn trong việc duy trì vận hành trên nền tảng các siêu ứng dụng Gojek. Do đó, trong dịch Covid-19, số cửa hàng ăn uống tìm đến Gojek để đăng ký lên nền tảng online tăng nhanh.
Đầu tháng 3 vừa qua, Gojek cũng hoàn thành việc triển khai ứng dụng GoBiz - nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối tác nhà hàng với đa dạng tính năng giúp tối ưu hóa quy trình giao đồ ăn trực tuyến. GoBiz giúp rút ngắn thời gian từ nhà hàng tới người dùng lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%. Với hơn 80.000 nhà hàng cung cấp hàng triệu lựa chọn các món ăn ngon, GoBiz là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ các nhà hàng quán ăn chủ động quản lý đơn hàng trên GoFood, hạn chế sai sót về đơn hàng.
Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt - Giám đốc Phát triển Kinh doanh GoFood của Gojek Việt Nam cho biết: “Việc chuyển đổi số có vai trò khá quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ truyền thống, giúp họ thích ứng nhanh với những thay đổi về hành vi tiêu dùng khi người dùng hiện nay đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các nền tảng công nghệ để đáp ứng các nhu cầu của mình. Ngoài việc hỗ trợ đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên hoạt động trực tuyến, Gojek phát triển các giải pháp toàn diện dành cho đối tác kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các thách thức kinh doanh hằng ngày và đẩy mạnh phát triển kinh doanh thông qua tận dụng công nghệ".
Tổng thể các nỗ lực này đã cho thấy cam kết của Gojek trong việc xây dựng hoạt động kinh doanh lâu dài, bền vững tại thị trường chiến lược Việt Nam. Không chỉ chuẩn bị cho một tương lai số gần kề, các sáng kiến của Gojek cụ thể hơn ở khía cạnh đời thường: giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ “tự bơi” được giữa những bấp bênh trong kinh doanh, thúc đẩy sự thay đổi từ việc tôn trọng giá trị đặc thù ở các doanh nghiệp, các quầy hàng truyền thống… từ đó tạo ra tác động tích cực trên diện rộng đến hệ sinh thái và nền kinh tế.

Nguồn tin: thanhnien.vn


Chính phủ   Covid   Covid-19   Kinh doanh   Việt Nam   chiến lược   doanh nghiệp   dịch vụ   hành vi  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...