12/10/2020 18:15  

TOContent"> Trong khi đó, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 17,4% và nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,3%.
Đây là một trong 24 chỉ tiêu lớn được đề cập trong Báo cáo Chính trị được đề xuất tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 -  2025, khai mạc sáng nay 12-10 tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Nếu được thông qua, đây là một bước thay đổi lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh miền Trung khi biết rằng trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020, tỉnh Quảng Nam, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 46% trong khi dịch vụ là 44% và nông nghiệp khoảng 10% (thời gian này chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp vào GRDP – PV).

Một số chỉ tiêu kinh tế khác đáng chú ý như GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 là 110-113 triệu đồng, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 7,5-8% hay tổng lượt khách du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 12 triệu lượt khách.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam và cũng là Chủ tịch HĐND tỉnh, cho biết quy mô nền kinh tế của tỉnh trong 5 năm qua nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực duyên hải miền Trung. Đặc biệt từ năm 2017, tỉnh đã tự chủ ngân sách và có đóng góp về Trung ương.

“Khu kinh tế mở Chu Lai tiếp tục là điểm sáng, duy trì vai trò đầu tàu trong tăng trưởng, mà nổi bật là Thaco Chu Lai - Trường Hải, với nhiều sản phẩm được xuất khẩu ra các nước trên thế giới, hướng đến hình thành Trung tâm cơ khí ô tô quốc gia”, ông nói và cho biết thêm dịch vụ - du lịch đang từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cùng với phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa thế giới, các loại hình dịch vụ, dự án mới quy mô lớn, nhất là khu vực ven biển đã hình thành, tạo điểm nhấn như: khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Vinpearl Nam Hội An...

Về mục tiêu cho 5 năm tới, ông Cường cho biết chặng đường phía trước vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, khi tỉnh phải phục hồi mạnh mẽ kinh tế sau đại dịch Covid-19 và hướng đến xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Trong bài tham luận về “Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đưa Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững”, ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt Ban cán sự Đảng đọc, cho biết đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước cần phải thực hiện đồng bộ bốn nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đưa Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững.

Việc thứ nhất là đẩy mạnh cơ cấu lại thu, chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ chính quyền địa phương.
Nhiệm vụ thứ hai là nâng cao chất lượng tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế theo hướng gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng chương trình, kế hoạch để chủ động thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trong tỉnh; cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng khuyến khích đổi mới công nghệ, tự động hóa trong sản xuất nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian, nhân công, tăng nhanh năng suất lao động; phát triển công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong từng sản phẩm và cơ cấu lại mạnh mẽ ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

Tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ mạnh mẽ để phát triển kinh tế tư nhân theo hướng áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và giải pháp thứ tư là thiết lập các hệ thống công cụ ứng dụng, chuyển đổi số để phục vụ cho cơ cấu lại nền kinh tế trong trạng thái mới.

Địa phương cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh; tinh giản bộ máy, tổ chức, biên chế; đào tạo nguồn nhân lực quản lý và phát triển tài nguyên số, dữ liệu mở, gắn nền kinh tế chia sẻ với xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, năng động, sáng tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


Covid   Covid-19   du lịch   dịch vụ   kinh tế mũi nhọn   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...