14/10/2020 17:15  

Trên TBKTSG sáng mai (15-10) và theo tác giả Nguyễn Quang Đồng ở bài có tựa đề Nền tảng cho phát triển kinh tế số, để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng, Việt Nam đang đứng trước ba thách thức cần giải quyết: (1) thực hành văn hóa về quyền riêng tư, (2) khung pháp lý, và (3) thực thi các thiết chế bảo vệ.

Cũng trong chủ đề này, tác giả Lê Thị Thiên Hương cung cấp tầm “nhìn xa trông rộng” và sự tiên phong của các nước châu Âu trong vấn đề bảo vệ các quyền cá nhân cơ bản, thể hiện qua hệ thống quy định rất chặt chẽ và không quên mối tương quan với việc đảm bảo an ninh quốc phòng (bài Bảo vệ dữ liệu cá nhân tại EU – còn trên cả luật!).

Trong khi đó, nhóm tác giả Tống Khánh Linh – Nguyễn Đăng Quang - Nguyễn Quang Đồng đề cập tới cơ chế bảo vệ quyền riêng tư về dữ liệu khách hàng của Mỹ làm Những gợi ý cho Việt Nam (tựa bài viết). Theo nhóm tác giả, tuy dữ liệu là xương sống của nền kinh tế số, nhưng tiền đề trực tiếp để có dữ liệu trước hết là phải bảo vệ quyền riêng tư và an toàn dữ liệu cho người dùng.

Các đề tài thời sự khác trên cùng số báo:

Góc khuất chi thường xuyên (mục Ý kiến): Trong thực tế, những khoản chi thường xuyên hầu như năm nào cũng tăng.

Doanh nghiệp lớn mạnh để rồi phải… trả giá! (Trương Trọng Hiểu): Hạ viện Mỹ vừa chính thức xem Apple, Amazon, Facebook và Google là các “tội đồ” thời kinh tế số để buộc họ phải… tái cấu trúc. Tại châu Á, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc tiếp tục tuyên bố điều tra Google.

Coteccons - thuyền trưởng ra đi, nhưng rường cột vẫn ở lại (Hải Lý): Coteccons đã bổ nhiệm ông Bolat Duisenov - đại diện của cổ đông Kusto, làm chủ tịch HĐQT từ ngày 5-10-2020. Coteccons hiện còn hơn 1.900 nhân viên, kỹ sư và bộ máy rường cột ở các bộ phận bên dưới ban lãnh đạo.

Thương mại thặng dư kỷ lục có phải do yếu tố xuất xứ? (Ngọc Khanh): Lũy kế chín tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 16,5 tỉ đô la, mức cao nhất từ trước đến nay. Đã có những nghi ngờ về việc hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam để lấy xuất xứ rồi tái xuất, nhưng các số liệu lại không cho thấy điều đó.

Mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ, thì sao? (Phan Minh Ngọc): Nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ chủ yếu có lợi cho ngân quỹ nhà nước. Điều này trái ngược với luồng ý kiến cho rằng nghiệp vụ này là một kênh bơm vốn từ ngân quỹ cho các ngân hàng thương mại.

Người dân và chính quyền đô thị (Nguyễn Minh Hòa): TPHCM muốn đạt hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền một đô thị đặc biệt thì trước hết cần phân quyền kèm cơ chế giám sát, tiếp theo là quan tâm trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ của cán bộ công chức.

Đánh giá mới nhất về triển vọng hồi phục kinh tế thế giới (TS. Phạm Sỹ Thành – TS. Trần Toàn Thắng): Báo cáo đánh giá kinh tế giữa kỳ (cập nhật tháng 9-2020) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm 4,5% trong năm 2020 và phục hồi ở mức 5% vào năm 2021.

Thị trường cổ phiếu, chính trường Mỹ và gói kích thích kinh tế (Hồ Quốc Tuấn): Mỹ đang rất cần một gói kích thích kinh tế. Và hy vọng về một gói kích thích ngàn tỉ đô la đã lại nhen nhóm…

Thêm nhân tố mới hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng! (Đăng Linh): Chính phủ mới ban hành Nghị định 121 nhằm mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đáng chú ý trong đó là việc áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Giảm 30% thuế TNDN: đúng nhưng chưa trúng! (Linh Trang): Việc giảm thuế sẽ không có tác dụng đối với các doanh nghiệp đang bị thua lỗ cũng như không giải quyết được khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là thiếu đơn hàng và đảm bảo trả lương, các khoản bảo hiểm cho người lao động.

Tương lai tất yếu của dòng vốn (Thụy Lê): Khi lãi suất tiết kiệm có xu hướng giảm và duy trì ở mức thấp, có lẽ Việt Nam rồi cũng sẽ chuyển từ thời đại tiết kiệm sang thời đại đầu tư.

Tiền sẽ còn rẻ hơn (Thành Nam): Tiền rẻ vẫn đang chảy khiến chứng khoán được hưởng lợi từ quí-2020 đến nay và sẽ còn được hưởng lợi nhiều hơn.

Cần sớm có quy trình và tiêu chuẩn an toàn chung (Đào Loan trao đổi với ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Outbox Consulting): Điểm mấu chốt để cạnh tranh du lịch hiện nay là yếu tố an toàn. Một số nước ASEAN đã tạo được lợi thế nhờ đi trước trong việc thuyết phục khách du lịch về điểm đến và dịch vụ an toàn.

Chuyển đổi số không chỉ số hóa quy trình (Mỹ Huyền): Tùy đặc thù từng ngành mà quá trình chuyển đổi số có những khác biệt. Câu chuyện của AIA Việt Nam phản ánh cách tiếp cận chuyển đổi số ở doanh nghiệp ngành bảo hiểm nhân thọ.

Lợi ích của VR trong đào tạo nhân sự (Huỳnh Kim Tôn): Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) có thể giúp các doanh nghiệp đào tạo nhân viên từ xa và rút ngắn thời gian đào tạo cũng như tiết kiệm nguồn lực một cách đáng kể.

Tuyển lao động qua trung tâm việc làm: để làm gì? (Nguyễn Ngọc Phúc Đăng - Lê Mây): Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 75/2014/NĐ-CP yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên phải tuyển dụng lao động Việt Nam thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Sự thay đổi này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý nhà nước cũng tiến thoái lưỡng nan.

Tình huống không ngờ đối với cổ đông lớn (LS. Nguyễn Thùy Dung - LS. Lê Trọng Thêm): Sau hai năm, các quyết định của đại hội đồng cổ đông một công ty bị tòa án tuyên hủy bởi có một cổ đông cá nhân vừa mãn hạn tù chiếm dưới 1% tổng số cổ phần nộp đơn yêu cầu hủy.

Được thuận tiện kinh doanh – ước mơ bình thường nhưng sao quá khó! (Tấn Đức): Nỗi mong mỏi của hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong nước lâu nay là được “tạo sự thuận tiện” để thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Xử lý chuyển tiền nhầm như thế nào? (Phạm như Liên): Cần biết rằng tất cả các trường hợp không hợp tác trả lại tiền bị chuyển nhầm, ngân hàng và người chuyển tiền nhầm đều có thể yêu cầu cơ quan công an xử lý.

Thêm một giấc mơ đẹp (Quỳnh Thư): Dịch vụ xe đạp công cộng tại trung tâm Sài Gòn là một ý tưởng đúng. Nhưng chuyện khả thi hay không lại là câu hỏi lớn.

Thủ Đức hay Sài Gòn… (Huy Nam): Khiếm dụng thương hiệu Sài Gòn vang bóng một thời là điều đáng tiếc.

Sau điện thoại di động là kỹ năng hiểu biết truyền thông (Lê Hữu Huy): Theo Lance King, tác giả nhiều cuốn sách dạy kỹ năng cho học sinh trường quốc tế, các em phải được học hỏi “kỹ năng hiểu biết truyền thông” mới có thể tiếp nhận thông tin và lĩnh hội kiến thức một cách có chọn lọc.

Hàng xách tay, nhìn từ văn hóa tiêu dùng (Phạm Hải Chung): “Hàng xách tay” mang ý nghĩa vô hình của hàng hóa trong văn hóa tiêu dùng chỉ có ở Việt Nam.

Trang Kinh tế thế giới có các bài: Sẽ chia nhỏ Apple, Google, Amazon, Facebook? (Nguyễn Vũ); Đài Loan – điểm đến thu hút các doanh nghiệp châu Âu (Lạc Diệp); Từ lý thuyết trò chơi đến bán đấu giá (Thư Kỳ).

Mời bạn đọc đón xem!

Nguồn tin: www.thesaigontimes.vn


Apple   HCM   Kinh tế   Nghị định   TPHCM   Trung Quốc   Tương lai   Việt Nam   doanh nghiệp   du lịch   dịch vụ  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...