02/12/2020 11:25  
TP HCMCEO Infinity Blockchain Ventures, Cris D. Trần chia sẻ một góc nhìn khác, trong Covid-19, startup phải thay đổi hoặc chết chứ không thể tồn tại "lay lắt", tại Gala Startup Việt.
Mới nhất Cũ nhất
  • 11h11

    Ông Cris D. Trần cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam rất may mắn khi Covid-19 được kiểm soát tốt, trong đó nền kinh tế Malaysia gần như đóng băng từ đầu năm, họ bước vào giai đoạn cách ly xã hội lần ba. Diễn giả này chia sẻ câu chuyện của một doanh nghiệp kinh doanh phân phối trái cây tại quốc gia Đông Nam Á này. Tương ứng với sự tự hào về những sản vật địa phương như xoài, sầu riêng... của Malaysia, họ cũng vấp phải sự cạnh tranh từ những thị trường khác, chẳng hạn Việt Nam. Một doanh nghiệp đã đến với Blockchain Infinity để tìm kiếm giải pháp truy xuất nguồn gốc, phát triển thương hiệu trái cây này.

    Ngay khi doanh nghiệp đang phát triển giải pháp ứng dụng blockchain cho khách hàng này thì Covid-19 ập đến, do đó giải pháp vốn đã được coi là công nghệ cao vẫn phải thay đổi một lần nữa để thích ứng với giai đoạn cách ly xã hội khá cực đoan tại Malaysia.

    "Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp không thể tiếp xúc với tiểu thương, nhà phân phối, bạn hàng, đối tác", ông Cris D. Trần nói.

    Trong bối cảnh đó, đơn vị cung cấp giải pháp blockchain đề nghị khách hàng nhìn nhận lại bài toán "nỗi đau" thực sự đang xảy ra, bên cạnh câu chuyện truy xuất nguồn gốc. Theo đó, "nỗi đau" lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là tìm hiểu khách hàng đến từ đâu, làm sao biết được những khoản tiền họ chi ra trong thời điểm này hiệu quả hay không, để từ đó có đối sách tương ứng.

    table widget
    table widget
  • 11h05

    Lĩnh vực vận tải thay đổi ra sao từ Covid-19 

    Ông Cris D. Trần - CEO Infinity Blockchain Ventures tiếp nối phiên sáng tại Gala Startup Việt 2020 với chủ đề "Bài toán để ngành vận tải tối ưu hóa lợi nhuận mùa Covid-19". Covid-19 thay đổi toàn bộ cách tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ.

    Trong khi cuối năm 2019 chúng ta đầy ắp hy vọng và đánh giá tích cực về triển vọng của năm 2020, với tất cả ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam đều dự đoán năm nay sẽ cực kỳ rực rỡ. Nhưng không ai đoán được Covid-19 xuất hiện, không ai mong đợi, nhưng tác động của nó đã quá hiển nhiên và doanh nghiệp buộc phải chấp nhận.

    Làm sao "điểm chạm" quan trọng là vận tải giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể được thay đổi và thích ứng với giai đoạn mới? Các doanh nghiệp mang tâm thái "thay đổi hay là chết" chứ không còn sự tồn tại, vì không thay đổi sẽ dẫn đến tụt hậu và bị xóa sổ chứ không thể tồn tại được giữa biến động không ngừng. Đơn cử các doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng đang thay đổi rất nhanh để khách hàng ở nhà vẫn giao dịch được, đảm bảo bảo mật cao và thuận tiện tối đa. Các ngân hàng vốn dĩ là những doanh nghiệp khổng lồ, tương đối chậm thay đổi, nhưng đã có sự nhìn nhận lại và thay đổi rất nhanh.

    table widget
    table widget
  • 10h50

    'Giải pháp số' của người Việt trong đại dịch

    Tiếp nối chương trình, bà Lê Diệp Kiều Trang - Sáng lập Quỹ Alabaster cho rằng năm 2020 được gọi là năm chuyển đổi số. Với bà Trang, đây là một năm khó khăn của nhiều doanh nghiệp kinh doanh offline, song lại là một năm tăng tốc cho các doanh nghiệp online. Câu hỏi được đặt ra, toàn cầu hóa sẽ mang màu sắc gì trong năm 2020?

    Theo bà Trang, trong thế giới online, toàn cầu hóa vẫn còn đó và năm 2020 là một dấu mốc cho lĩnh vực này. Thực tế đã chứng minh, năm 2020 thị trường online đã đạt được doanh thu mà trước đó các nhà kinh tế dự đoán phải đến năm 2025 mới đạt tới. Ở thế giới này, mọi người mua sắm trực tuyến nhiều hơn.

    Cụ thể, các bạn có thể hình dung, thế giới online là thế giới dẫn dắt tiêu dùng. Mạng xã hội và video dạng ngắn trở thành nền tảng tìm kiếm sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu mua sắm. Điều nãy dẫn đến một sự thay đổi trong thế giới tài chính. Theo đó, lượng người tiêu dùng giảm mạnh, vấn đề trả tiền không tiếp xúc trở nên quan trọng. Năm 2020 còn là dấu mốc thay đổi của toàn cầu. Trước đây, online chưa phải là thiết yếu, nhưng trong 10 năm tới, thế giới online là lựa chọn bắt buộc phải có.

    Trong phần trình bày, nhà sáng lập Quỹ Alabaster chia sẻ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp về câu chuyện chuyển mình của công ty Arevo (Mỹ), ứng dụng AI và Digital trong công nghệ in 3D sợi carbon vào tháng 7/2020. Với sự chuyển đổi này, khi cả thế giới gần như tê liệt vì Covid-19, công ty này đã gọi vốn được hơn 7 triệu USD để quảng cáo online, tiếp cận 29 triệu khách hàng, bán ra hơn 3.000 sản phẩm, tương đương với việc "bỏ ra một đồng, thu về 5,3 đồng". Đây là chương trình lớn nhất trong lịch sử của công ty này.

    Đánh giá về thế giới online, bà Trang cho rằng chuyển đổi số mở ra sự công bằng cho tất cả doanh nghiệp và bình đẳng thị trường. Thế giới hôm nay chúng ta nói về "new normal", vậy thì sau Covid-19, thế giới sẽ như thế nào. Bà Trang cho rằng Covid rồi sẽ qua, ánh sáng cuối đường hầm sẽ tới. Và thế giới này sẽ không giống trước đây, mọi người sẽ kết nối với nhau, vẫn bền chặt, nhưng trên nền tảng online.

    "Câu chuyện chuyển đổi số là câu chuyện bắt buộc phải có cho tất cả doanh nghiệp dù bắt đầu từ bây giờ, vẫn chưa phải là muộn", bà Lê Diệp Kiều Trang nhận định.

    table widget
  • 10h43

    Ông Huỳnh Công Thắng chia sẻ, một startup FMCG doanh thu 6 tỷ trong năm 2019, rớt xuống 200 triệu trong Covid-19, gần bên bờ vực đóng cửa doanh nghiệp. Do đó một điều quan trọng điều phối viên nhấn mạnh, startup cần nhìn rõ được thực lực, giá trị đến từ đâu. Ví dụ khi tăng trưởng đến từ những liên minh bán lẻ, thì khi mô hình này không còn hiệu quả trong Covid-19, cần tìm cách thay đổi.

    Điều phối viên cũng nhấn mạnh đến giá trị của sự chia sẻ, tính liên kết của các doanh nghiệp với nhau và doanh nghiệp với cộng đồng. Ông Nguyễn Thành Long cho rằng tinh thần của người Việt Nam là tương thân tương ái, do đó với doanh nghiệp cũng vậy, Tiki tin rằng giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình. Do đó Tiki luôn cố gắng kết nối, hỗ trợ các đối tác và người tiêu dùng.

    Còn ông Phạm Văn Tam chia sẻ, từ tất cả những kinh nghiệm đã trải qua, sự liên kết của doanh nghiệp là điều động viên, khích lệ và bảo vệ nhau từ chính những doanh nghiệp, đối tác, bạn hàng. Khó khăn là cơ hội để các doanh nghiệp gần gũi hơn.

    table widget
  • 10h37

    Vài trò của ban lãnh đạo vận hành cũng như kỹ năng, tư duy nào nhà đầu tư khởi nghiệp cần có là câu hỏi được ông Huỳnh Công Thắng tiếp tục đặt ra cho ông Nguyễn Thành Long. Đại diện Tiki, ông Thành Long cho rằng CEO là "người thuyền trưởng" của một doanh nghiệp nên trong bất kỳ trường hợp nào, CEO cũng là người vững tâm nhất, từ đó truyền năng lượng tích cực cho tất cả nhân viên. Tiếp theo, Tiki đã tận dụng và tối ưu tất cả nguồn lực đang có trong công ty. Cuối cùng, Tiki sẽ xem xét các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài, mở ra các dịch vụ cung cấp nước uống... là những thứ trước đây Tiki chưa bao giờ làm.

    Cùng vấn đề, bà Ngô Tường Vy nghĩ rằng tư duy đầu tiên startup cần có là khả năng thích ứng. Thứ hai, việc nhìn lại chính mình, xem xét nội lực, ưu điểm của mình để cố gắng phát huy trước khi bắt đầu một startup cũng là một trong những tư duy cần có của startup. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ trước những rủi ro.

    Ông Phạm Văn Tam thì cho rằng, startup cần xem xét kêu gọi người đồng hành để bù đắp vào điểm yếu còn thiếu sót của đội ngũ founder. Từ những kinh nghiệm của người đồng hành, các bạn sẽ đi dài, đi xa.

    Trong khi đó, ông Bùi Thành Đô cho biết Thinkzone đã lập khá nhiều quỹ đầu tư dành cho các startup giai đoạn early, kết hợp với nhiều quỹ đầu tư khác để đầu tư về mặt chiến lược cho startup.

    table widget
    table widget
  • 10h28

    Chia sẻ về thế chủ động ngay trong Covid-19, ông Phạm Văn Tam chia sẻ ngay từ đầu khi còn là một người kinh doanh nhỏ lẻ, hay khi giai đoạn chuyển đổi từ công ty lên tập đoàn, thì đã xác định chuyển đổi số là chiến lược. Tuy nhiên chuyển đổi số thời gian đó rất khổ, ông Phạm Văn Tam chia sẻ thật lòng. Đơn giản chuyển đổi số năm xưa chỉ là số hóa dữ liệu đối tác, khách hàng. Nhưng hiện nay, trong Covid-19, chuyển đổi số được ứng dụng một cách thực dụng và sâu sát hơn, ứng dụng những công nghệ mới vào dây chuyền, quản lý, bán hàng và cả dịch vụ chăm sóc khách hàng.

    "Thay đổi phải liên tục, từ trong ra ngoài chứ không phải đã làm rồi thì không chuyển đổi số nữa", ông Phạm Văn Tam khẳng định.

    Quá trình chuyển đổi số cũng cần sự hợp tác giữa các bên liên quan, giữa các doanh nghiệp với nhau, theo ông Phạm Văn Tam, như mối quan hệ giữa Asanzo và Tiki, sự quyết tâm chuyển đổi số của hai doanh nghiệp đã góp phần tạo trải nghiệm hiệu quả, mượt mà và an toàn cho người tiêu dùng, khách hàng của hai doanh nghiệp.

    "Chúng tôi cảm ơn tất cả doanh nghiệp đã cùng nhau thay đổi, chứ không đơn phương và không chỉ thay đổi một lần", ông Phạm Văn Tam nói.

    Tiếp nối phiên thảo luận, ông Huỳnh Công Thắng đặt câu hỏi vai trò của người lãnh đạo, cố vấn, nhà đầu tư... đối với các startup. Ông Bùi Thành Đô khẳng định, từ lúc ThinkZone Ventures thành lập thì đã xác định sẽ đầu tư vào startup giai đoạn đầu. Do đó tiền không phải là điều quan trọng nhất của startup này, mà là sự cố vấn, đồng hành và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo. Đây là nhóm những người quan trọng nhất trong công ty. Trong khi đó nhà đầu tư là những người giúp các bạn về mạng lưới kết nối, thị trường, kinh nghiệm... để tránh cho các bạn những sai lầm đã xảy ra ở nơi khác, với người khác.

    Trong câu chuyện chuyển đổi số, có một startup mà ThinkZone Ventures đã đầu tư nay trở thành nền tảng quản lý vận hành 3.000 xe taxi, tất cả xe đều không có bộ đàm mà là điều hành qua ứng dụng. Khi một khách hàng gọi điện lên tổng đài, các hãng sẽ điều xe theo một mô hình ứng dụng công nghệ mới. Đây là thay đổi điển hình của chuyển đổi số trong một lĩnh vực rất truyền thống là taxi.

    Còn câu chuyện về hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược, startup giai đoạn đầu tiêu tiền ở giai đoạn chưa có nhiều chỉ số tốt thì rủi ro sẽ rất cao với các nhà đầu tư mạo hiểm. Rủi ro này cũng tác động đến chính Nhà sáng lập vì họ bỏ công, bỏ sức, tiền túi... ra để đầu tư. Do đó tổ chức này hỗ trợ những nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng hỗ trợ cho họ nhiều sự hỗ trợ như văn phòng, truyền thông... chẳng hạn đối tác báo điện tử VnExpress là một đơn vị hỗ trợ mạnh mẽ và sâu sát cho startup. Đây là các các bên liên quan trong cộng đồng khởi nghiệp đang đồng hành cùng startup, theo ông Bùi Thành Đô.

    table widget
    table widget
  • 10h20

    Với Tiki, hành vi của người tiêu dùng thay đổi như thế nào? Làm sao để Tiki có "insight" của khách hàng để phát triển, hiểu khách hàng hơn là câu hỏi tiếp theo dành cho ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Maketing Tập đoàn Tiki. Theo ông Long, trong thời gian giãn cách, mọi người tập trung tại nhà nhiều hơn nên Tiki bán rất chạy các sản phẩm trang trí nhà cửa, đồ nội thất... Lượng khách hàng tiếp theo Tiki có được trong thời gian này là khách hàng cao tuổi. Theo đó, hành vi của shiper cũng phải thay đổi, học cách kiên nhẫn hơn, thời gian chờ chậm hơn...

    Còn vấn đề chuyển đổi số, đào tạo đội ngũ, đại diện Tiki cho rằng doanh nghiệp đã chuẩn bị từ sớm về kho bãi, vận hành ngay trước khi có Covid. Trong dịch, Tiki thu thập ý kiến từ bản thân shiper và mở tất cả các kênh để thu thập ý kiến từ khách hàng.

    Cùng vấn đề chuyển đổi số, bà Ngô Tường Vy cho rằng doanh nghiệp của bà không hoạt động theo hình thức kinh doanh online hay quảng cáo. Nhưng khi Covid-19 đến, hệ thống các chuỗi siêu thị tại Mỹ bắt buộc bán hàng cho người tiêu dùng trên kênh online nên vô hình chung, điều này tạo ra lợi thế về doanh thu cho các sản phẩm xuất khẩu bằng hình thức online. Qua đó, việc chuyển đổi số đã tạo nên làn sóng mới và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong mảng nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc... Bà Vy cũng kỳ vọng công ty của bà sẽ có những kết nối tốt hơn để hỗ trợ các startup trong giai đoạn mới.

    table widget
  • 10h10

    Tác động của Covid-19: Thách thức và giải pháp

    Tiếp nối chương trình là phiên thảo luận giữa đại dịch các doanh nghiệp xoay quanh chủ đề Thách thức và giải pháp khi nền kinh tế Việt Nam đứng trước tác động lớn từ Covid-19. Tham dự phiên thảo luận có ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Winsan, ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Marketing tập đoàn Tiki, ông Bùi Thành Đô - Nhà sáng lập và CEO ThinkZone Ventures, bà Ngô Tường Vy - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu. Điều phối của phiên thảo luận này là ông Huỳnh Công Thắng - Đồng sáng lập và CEO InnoLab Asia.

    Ông Huỳnh Công Thắng chia sẻ, cách đây một năm, Startup Việt 2019 đã được tổ chức với nhiều hy vọng cho một năm mới - 2020 đầy ắp chiến lược. Ngay sau đó, Covid-19 ập đến. Đây là một thách thức nhưng cũng là một phép thử đối với doanh nghiệp, đặc biệt là startup.

    Ông Nguyễn Thành Long chia sẻ, từ góc độ Tiki, nền tảng thương mại điện tử này có một may mắn là tận dụng Internet để bán hàng. Tuy nhiên trong Covid-19 vẫn gặp khó khăn. Tất cả mọi người khi gặp Covid-19 đều đeo khẩu trang, dẫn đến việc Tiki bán son môi không được, nhưng kẻ mắt thì bán chạy; hoặc khi Zoom - nền tảng kết nối video trở nên phổ biến, Tiki lại không bán quần chạy như bán áo, vì người tiêu dùng không quan tâm đến trang phục quần khi họp online, ông Long nêu ví dụ vui.

    Còn bà Ngô Tường Vy chia sẻ, doanh nghiệp lại gặp thuận lợi hơn nhiều trong Covid-19, nhưng đây là thuận lợi trong khó khăn chung. Để vượt qua, Trái cây Chánh Thu đã có những chiến lược để đi xa hơn, tự tạo thuận lợi cho chính mình. Một số thị trường gặp khó khăn với trái cây tươi Việt Nam như thị trường Trung Quốc, nhưng lại mở ra cơ hội cho trái cây đông lạnh. Doanh nghiệp này đầu tư đúng thời điểm nên doanh số tăng 30-40% ngay trong "mùa" dịch.

    Với ông Phạm Văn Tam, ông cho rằng Covid-19 là dịp để doanh nghiệp nhìn nhận lại quá trình phát triển. Ông từng cho rằng doanh nghiệp mình đang đi nhanh và đang trong thế thắng. Covid-19 đã cho ông một cơ hội để nhìn lại và giải đáp những câu hỏi: vì sao chi phí lớn, vì sao hướng đi này nhanh nhưng chưa hiệu quả... Từ giai đoạn nhìn nhận lại, doanh nghiệp có thể chủ động chuyển đổi và sẵn sàng cho giai đoạn bứt phá sau khi "cơn bão" đi qua.

    Ngay trong Covid-19, ông Phạm Văn Tam cũng đã thành lập một doanh nghiệp chuyên đầu tư, có thể không rót tiền nhưng sẵn sàng đồng hành cùng các bạn. "Lúc khó khăn, tôi cần những người bạn chứ không phải là tiền", Chủ tịch Winsan khẳng định.

    Một nhà đầu tư khác, ông Bùi Thành Đô cho rằng ThinkZone Ventures đã phải xoay chuyển toàn bộ chương trình ươm tạo startup sang làm online hoàn toàn. May mắn, đơn vị này đã triển khai chiến lược mới rất tập trung để hoàn thành các chương trình hỗ trợ startup. Bên cạnh những câu chuyện tiêu cực đã được chia sẻ nhiều, ông Bùi Thành Đô muốn kể những câu chuyện tích cực. Có những doanh nghiệp bán thực phẩm tươi sống, khi giãn cách xã hội, đã tranh thủ thế giới online để chuyển đổi, thích nghi và mang đến mô hình mới cho người tiêu dùng.

    Một mô hình thứ hai ThinkZone Ventures đầu tư là mô hình giáo dục. Startup công nghệ giáo dục này tăng doanh số gấp ba lần trong dịch, là một trong những startup nổi bật của Việt Nam gọi vốn được từ nhà đầu tư nước ngoài.

    "Giai đoạn bình thường mới này là cơ hội cho những startup có đội ngũ sáng lập thông minh, đủ sáng tạo để thay đổi mô hình kinh doanh và tìm ra cơ hội cho mình tăng trưởng được, chứ không có gì quá tiêu cực như đóng cửa, sa thải...", ông Bùi Thành Đô khẳng định.

    table widget
    table widget
  • 10h05

    Trước khi tiếp tục trình bày tâm huyết của mình với vấn đề số 3, bà Nguyễn Phi Vân kể lại câu chuyện bản thân đã liên tục trò chuyện, tư vấn với doanh nghiệp trong thời gian Covid-19.

    Theo bà Phi Vân, vấn đề số 3 các startup gặp phải là quản trị doanh nghiệp sau khi đã có những chỉ số nhất định về doanh thu, phát triển nhân sự. Cụ thể, khi mới khởi nghiệp và còn là một nhóm nhỏ, startup chỉ gói gọn trong quản lý một vài người và phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã đạt đến một giai đoạn và có doanh thu, những vấn đề về quản trị con người, phát triển mô hình kinh doanh... hoàn toàn khác so với giai đoạn chỉ làm sản phẩm ban đầu.

    Khi đó, nếu người lãnh đạo không thay đổi kịp để "lớn cùng với doanh nghiệp", nhà lãnh đạo bắt buộc phải đi thuê một người khác để quản trị doanh nghiệp. Đây là vấn đề nhiều doanh nghiệp gặp phải. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo vẫn còn suy nghĩ "đây là doanh nghiệp của tôi" thay vì chú trọng đến vấn đề "doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào".

    Đồng thời, bà Vân chỉ ra, giai đoạn phát triển tiếp theo của startup Việt là giai đoạn nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đối diện, chấp nhận thực tế, không còn nói về những câu chuyện "lấp lánh", định giá... Các doanh nghiệp cần nhìn nhận, Covid-19 là một vấn nạn, nhưng cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp "chậm lại" nhìn nhận rõ hướng đi, sự chuẩn bị cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai.

    table widget
     
     
  • 10h00

    Bà Nguyễn Phi Vân cho rằng, không phải cứ người trẻ là thích nghi nhanh và người già thích nghi chậm. Thực tế, người trẻ có trải nghiệm thích nghi tốt hơn vì "đời vùi dập" nhiều lần. Các bạn hiểu rằng tôi sẽ thay đổi, cách tiếp cận thay đổi để doanh nghiệp tồn tại. Trên tinh thần đó, người già vẫn có thể thích nghi tốt.

    Khi startup gặp gỡ nhà đầu tư thiên thần và nhận sự cố vấn, các bạn cần thức tỉnh, lắng nghe và tìm cách chuyển đổi mô hình kinh doanh, cách tiếp cận và còn duy trì sự liên quan trong giai đoạn mới.

    Startup khi nhìn nhà đầu tư thì nhìn họ như những người rót vốn. Trên thực tế, sự cần thiết của một nhà đầu tư chiến lược sẽ cho các bạn lời khuyên, định hướng, tầm nhìn mới trong một thế giới mới, là điều rất quan trọng. Nhà đầu tư cần là một người đồng hành cùng bạn mới là một nhà đầu tư cần thiết.

    Những nhà đầu tư tài chính bỏ tiền vào và "bỏ chạy", không liên quan đến startup hoặc startup không cho phép nhà đầu tư có sự liên quan, thì startup đó không thích nghi kịp. Nhà đầu tư tài chính trong giai đoạn này không còn quá quan trọng. Các bạn cần tìm nhà đầu tư chiến lược, với mạng lưới kết nối, trải nghiệm, tầm nhìn, thị trường sẵn có để các bạn có thể tham gia ngay vào.

    "Chính nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp startup thay đổi và thích ứng để giúp startup còn 'tồn tại', chưa nói đến phát triển, tồn tại đã là một kỳ công", bà Nguyễn Phi Vân khẳng định.

    table widget
    table widget

Nguồn tin: vnexpress.net


CEO   Covid   Covid-19   HCM   MC   Trung Quốc   Tập đoàn   Việt Nam   chiến lược   doanh nghiệp   dịch vụ   hành vi   hợp tác   kinh tế mũi nhọn   sáng tạo   sản xuất   thực phẩm  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...