22/10/2020 22:10  
Trên báo in Thanh Niên ngày mai 23.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn đặt vấn đề Bộ GD-ĐT có biên soạn sách giáo khoa bằng tiền ngân sách nữa hay không?

Đề nghị đưa giá sách giáo khoa vào danh mục bình ổn giá thị trường

Kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau kỳ họp thứ 9, Quôc hội khóa 14, có nhiều nội dung liên quan vấn đề sách giáo khoa mới như giá quá cao, một số nội dung quá tải…
Cử tri các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Bình, Bắc Giang… đều có chung nhận định, lo lắng về giá sách giáo khoa lớp 1 mới quá cao, gấp hơn 3 lần so với giá sách lớp 1 cũ. Một số cử tri đề nghị không nên tăng giá sách giáo khoa, tránh gây áp lực chi phí cho người dân vì hiện nay công tác phổ cập giáo dục đang được Nhà nước quan tâm, đẩy mạnh. Cử tri cho rằng cần phải kiểm soát chặt chẽ giá sach giáo khoa, đề nghị giảm giá sách, thiết bị giáo dục; đưa giá sách giáo khoa vào danh mục bình ổn giá thị trường.
Phần giải thích của Bộ GD-ĐT về kiến nghị này cũng như các băn khoăn khác về việc sử dụng, nội dung sách giáo khoa mới… sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (23.10).

Bộ GD-ĐT sử dụng 16 triệu USD của Ngân hàng Thế giới như thế nào?

Một số cử tri bày tỏ sự bức xúc trước thông tin Bộ GD-ĐT sử dụng vốn vay 16 triệu USD của Ngân hàng Thế giới (15.068.150 USD vốn vay Ngân hàng Thế giới và 1 triệu USD vốn đối ứng) để biên soạn thêm bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong khi đã có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ tổ chức thẩm định và phê duyệt. Cử tri cho rằng, việc biên soạn bộ sách giáo khoa riêng của Bộ là không cần thiết, gây lãng phí lớn, làm ảnh hưởng đến chủ trương xã hội hóa giáo dục...
Vậy kinh phí hơn 16 triệu USD này đã được sử dụng thế nào trong việc thực hiện biên soạn sach giáo khoa do Bộ GD-ĐT thực hiện? Trong tương lai, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục biên soạn bộ sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước?... Lời giải đáp sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.

Nguồn tin: thanhnien.vn


Ngân hàng   kiến nghị  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...