26/10/2020 23:10  
Trên báo in Thanh Niên ngày mai 27.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn ghi nhận, phản ảnh tình trạng các trường dạy học sinh ứng phó với thiên tai, thảm họa như thế nào khi đất nước ta có không ít thiên tai xảy đến như bão lụt, sạt lở đất… mỗi năm?

Xây dựng kế hoạch dạy bù nhưng không dồn ép

Nhiều học sinh chưa thể trở lại trường trong trận lũ vừa qua nay lại tiếp tục phải nghỉ học do trận bão số 9 đang tới. Bộ GD-ĐT cho biết có 2 tuần dự trữ và các trường được chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp sau khi mở cửa trở lại.
Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, lưu ý các trường học có thể linh hoạt sắp xếp kế hoạch dạy học của trường ứng với điều kiện thực tế. Sau khi học sinh đi học trở lại, các trường có thể giãn chương trình, xây dựng kế hoạch dạy bù. Tuy nhiên kế hoạch cần phù hợp để học sinh được học nhẹ nhàng, tránh tình trạng dồn ép, đảm bảo học sinh tiếp thu được các kiến thức cơ bản, đồng thời có kế hoạch củng cố kiến thức cho học sinh sau đợt nghỉ do mưa lũ.
Cụ thể về những hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cho các địa phương miền Trung ở vùng lũ ra sao, khung thời gian thực hiện thế nào?... Những thông tin này được phóng viên Thanh Niên trao đổi với đại diện Bộ GD-ĐT và sẽ chuyển tải trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (27.10).

Nhiều sáng tạo dạy học sinh ứng phó với thảm họa, thiên tai

Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có những tiết học riêng dạy học sinh hiểu biết, ứng phó với thiên tai, thảm họa trong khi đất nước ta hàng năm có không ít những trận bão lũ gây hậu quả nặng nề như đã xảy ra ở các tỉnh miền Trung vừa qua.
Nhận thấy việc giảng dạy cho học sinh những kỹ năng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trước thảm họa, thiên tai là vô cùng cần thiết nên nhiều giáo viên và các nhà trường đã có nhiều cách thức chuyển tải kiến thức và kỹ năng này cho học sinh.
Phần lớn các trường thực hiện nội dung này thông qua hoạt động ngoại khóa, chuyên đề lồng ghép môn học, bài giảng… Trong đó có những sáng tạo độc đáo như dạy về phòng chống bão lũ qua một bài thơ cụ thể, cách ứng phó với hỏa hoạn qua một công thức hóa học…
Chi tiết về những cách thức chuyển tải độc đáo kiến thức và kỹ năng ứng phó trước thiên tai, thảm họa sẽ được ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Báo Thanh Niên ngày mai. Đồng thời cũng phản ảnh ý kiến của các nhà trường trước dự thảo của Bộ GD-ĐT về việc đưa kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy,  cứu nạn, cứu hộ lồng ghép trong chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục từ bậc mầm non lên tới đại học.

Nguồn tin: thanhnien.vn


Việt Nam   sáng tạo  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...