03/04/2021 1:21  
Không phải ngẫu nhiên mà con cái càng lớn càng không muốn giao tiếp nhiều với cha mẹ mình. Tất cả đều có nguyên nhân của nó.

Mới đây, một chủ đề trên mạng đã khiến cư dân mạng Trung Quốc bàn tán sôi nổi, đó là: Không biết từ bao giờ, những đứa trẻ càng lớn lại càng không chịu giao tiếp với cha mẹ.

Phân tích nguyên nhân khiến con cái không muốn giao tiếp với cha mẹ, nhiều người đã bày tỏ suy nghĩ của mình. Vậy thì, những kiểu cha mẹ nào dễ hình thành rào cản giao tiếp với con cái?

Cha mẹ thích thể hiện uy quyền

Một số cha mẹ nghĩ rằng, mình là người lớn, có nhiều kinh nghiệm đi trước, tất cả những gì mình nói đều đúng, nếu con cái không nghe theo chỉ có thể tự chuốc lấy đau khổ. Ngay cả khi họ nhận ra mình sai, họ vẫn sẽ không thừa nhận vì sĩ diện, sẽ không ngồi xuống mà giao tiếp với con cái.

Kiểu cha mẹ thích thể hiện quyền uy của mình thường tự quyết định mọi thứ thay vì hỏi ý kiến con cái có muốn hay không. Mặc dù trên danh nghĩa muốn tốt cho con cái, nhưng lại khiến con mình phải chịu áp lực. Chính vì thế, những đứa trẻ này không có tự do cá nhân, cảm thấy tất cả mọi thứ cha mẹ làm chỉ là muốn mình nghe theo lời họ. Điều này dẫn tới một tình trạng: Con cái đợi cha mẹ xin lỗi. Cha mẹ đợi con cái đền ơn.

Cha mẹ thích làm theo ý muốn bản thân

Khi đi mua sắm cùng nhau, mặc dù trên danh nghĩa để con tự chọn món mình thích, nhưng trên thực tế vẫn là cha mẹ quyết định mua gì. Một đứa trẻ chọn chiếc váy mình thích, nhưng người mẹ nói: “Không, cái này không đẹp đâu. Con nên nghe lời mẹ”.

Kết quả là con cái sẽ không còn muốn đi mua sắm với mẹ mình, không muốn bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Bởi chúng nhận ra, nếu có nói cũng vô ích, mẹ chẳng bao giờ đồng ý.

Cha mẹ lúc nào cũng phủ định ý kiến của trẻ

Một cậu bé nhìn thấy món đồ chơi mình thích, nhưng nhận ra điều kiện gia đình không tốt nên quyết định tự dành dụm tiền tiêu vặt để mua. Khi đủ tiền mua được món đồ chơi, cậu bé rất vui và chia sẻ niềm vui này với bố mình. Thế nhưng, người bố lại tỏ ra không mấy quan tâm và hờ hững đáp lại: “Đồ chơi này chẳng có gì là vui cả. Con lấy tiền ở đâu ra? Có phải con dư tiền lắm không? Từ tháng này tiền tiêu vặt của con sẽ giảm 1 nửa”.

Có một điều vốn dĩ rất vui, nhưng sau khi bị bố từ chối, đứa trẻ không còn thích thể hiện cảm xúc trước mặt bố nữa.

Rào cản giao tiếp giữa cha mẹ và con cái

Thông thường, lý do dẫn đến rào cản giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chủ yếu là do các khía cạnh sau: cha mẹ thiếu hiểu biết về các quy luật phát triển của trẻ, người lớn luôn quen nhìn các vấn đề của trẻ từ góc độ riêng của họ và sử dụng các quan điểm chủ quan để giải thích các vấn đề của trẻ.

Ví dụ, trẻ khóc trên máy bay không phải do trẻ không nghe lời mà rất có thể là do ù tai, đau tai do áp suất không khí, việc đánh, mắng trẻ lúc này là vô ích. Điều cha mẹ nên làm tốt nhất nên cho trẻ ăn một chút đồ ăn để đánh lạc hướng sự chú ý của chúng.

Trẻ con không thích tắm và khóc ngay khi vừa tắm, có thể không phải do bé ồn ào mà do nước ở nhiệt độ bình thường đối với người lớn nhưng hơi nóng đối với trẻ nhỏ. 

Ngoài ra còn có chuyện ăn uống, bài vở,… Cha mẹ luôn thích đánh giá một điều gì đó dễ dàng dựa trên cảm tính chủ quan của bản thân. Điều này dẫn tới tình trạng con cái phản kháng lại những gì cha mẹ làm và ngày càng xa cách hơn.

Nếu trẻ thiếu ý kiến ​​độc lập hoặc không dũng cảm bày tỏ ý kiến ​​của mình, điều đó có nghĩa là cha mẹ luôn thích chỉ trích và phê bình con trước đám đông. 

Cha mẹ nên làm thế nào để cải thiện việc giao tiếp với con cái?

- Truyền tải tình yêu thương của mình tới con cái

Việc giao tiếp với con cái không phải lúc nào cũng mang tính giáo dục, dạy bảo. Cha mẹ đừng quên rằng, mục đích cơ bản của việc giao tiếp với con cái là để truyền tải tình yêu thương.  

 - Đồng cảm hơn và ít phủ định hơn

Có không ít cha mẹ luôn từ chối và ngăn cản bất kỳ những gì con cái. Để thay đổi trạng thái này và cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái, cha mẹ nên đứng trên lập trường của trẻ để suy nghĩ, đặt câu hỏi tại sao chúng lại có suy nghĩ và hành vi như vậy, thay vì coi thường tất cả những gì trẻ nói ra.

- Học cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau

Một lý do nữa khiến cha mẹ và con cái không có tiếng nói chung là cha mẹ luôn đặt mình vào tư thế là người lớn và luôn lấy cớ “tốt cho con cái”. Việc can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của trẻ sẽ khiến chúng dễ dàng có tâm lý nổi loạn.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Trung Quốc   Trẻ con   hành vi  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...