19/11/2020 7:35  

Theo tin từ trang web Defense News của Mỹ, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Mỹ hôm thứ Hai cho biết, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch trang bị nhiều tên lửa hành trình chống hạm hơn cho số tàu ngầm hạt nhân, triển khai ở khu vực tây Thái Bình Dương. Đô đốc Hải quân Mỹ Darryl Caudell cho biết, số lượng tàu chiến mà Hải quân Trung Quốc sở hữu, hiện đã vượt qua số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ trên các bờ biển phía đông và phía tây (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương). Ảnh: Đô đốc Hải quân Mỹ Darryl Caudell - Nguồn: Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ đang phải đối phó với những thách thức ngày càng mở rộng của Hải quân Trung Quốc; vì vậy, việc tìm ra biện pháp hiệu quả để chống lại "số lượng" tàu chiến đông đảo của Hải quân Trung Quốc là thách thức với Hải quân Mỹ. Ảnh: Sơ đồ chi tiết của tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia của Mỹ - Nguồn: Sina Chiến lược trước mắt của Hải quân Mỹ là trang bị các loại vũ khí tiến công tầm xa cho lực lượng tàu ngầm của Mỹ, đang hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả loại tên lửa hành trình Tomahawk, có thể tiến công các mục tiêu là tàu nổi. Ảnh: Thử nghiệm phóng tên lửa Tomahawk từ tàu ngầm của Mỹ - Nguồn: Wikipedia. Đô đốc Caudell nói rằng, Hải quân Mỹ đang mở rộng phạm vi trang bị vũ khí trên tàu ngầm, không chỉ giới hạn là ngư lôi, mà còn là các loại tên lửa chống hạm như Harpoon, hoặc cải tiến tên lửa Tomahawk có khả năng chống hạm. Phiên bản chống tàu nổi của tên lửa Tomahawk mà Mỹ đang phát triển, có tầm bắn khoảng 2.500 km; với cự ly bắn như vậy, sẽ giúp mở rộng phạm vi tấn công của tàu ngầm hạt nhân Mỹ ở Thái Bình Dương. Phiên bản chống hạm của Tomahawk, là một trong ba loại tên lửa hành trình hiện đang được Hải quân Mỹ tập trung phát triển; tên lửa này sử dụng đầu dò hoàn toàn mới và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2023. Trong một tuyên bố gần đây, Hải quân Mỹ cho biết, tên lửa Tomahawk phiên bản chống hạm mới, có thể dùng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn giữa, kết hợp với dẫn đường từ các phương tiện trinh sát khác hoặc vệ tinh và tự dẫn giai đoạn cuối; có thể đánh trúng mục tiêu vận động với tốc độ cao trên biển. Từ lâu, các sĩ quan cấp cao của Hải quân Mỹ đã chỉ ra rằng, tàu ngầm là con át chủ bài trong các cuộc xung đột tiềm tàng giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc; hiện nay kể cả số lượng và chất lượng tàu ngầm của Mỹ đều vượt trội so với tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, do Hải quân Mỹ chỉ dùng loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, với việc cho "nghỉ hưu" tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, số lượng tàu ngầm của Mỹ đang giảm dần. Số lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 50 chiếc hiện nay, xuống còn 42 chiếc vào cuối năm 2020. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles - Nguồn: Wikipedia. Trước tình hình Trung Quốc đang đầu tư phát triển hải quân, đóng mới số tàu chiến theo cấp số nhân, Hải quân Mỹ buộc phải tìm cách kéo dài thời gian phục vụ của các tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles, nhằm sẵn sàng đối phó với Hải quân Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ đã đạt được nhất trí rằng, trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào, Lực lượng Không quân, Thủy quân lục chiến và thậm chí cả Lục quân Mỹ phải được trang bị tên lửa chống hạm để chống lại hạm đội đông đảo của Trung Quốc. Video Tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Đại Tây Dương  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...