12/10/2020 13:55  

Mỹ là quốc gia có tiềm lực và sức mạnh quân sự và cũng là quốc gia tích cực can thiệp vào các cuộc chiến lớn nhỏ trên toàn thế giới; trong các cuộc chiến gần đây, Mỹ luôn là quốc gia dẫn đầu, như các cuộc chiến tại Trung Đông và Afghanistan. Ảnh: Quân đội Mỹ tiến quân vào Iraq trong chiến dịch "Tự do bền vững" năm 2003 - Nguồn: Wikipedia. Lịch sử quân sự thế giới thống kê cho thấy, trong hơn 240 năm kể từ khi lập quốc (1776), Mỹ đã tham gia hơn 500 cuộc chiến tranh với nhiều quy mô khác nhau, từ "hỗ trợ" lật đổ đến chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực. Ảnh: Máy bay ném bom B-26 Marauder của Mỹ ném bom 1 cây cầu ở Emilia-Romagna, Italy vào tháng 9/1944 - Nguồn: Wikipedia. Nói cách khác, hầu như năm nào nước Mỹ cũng tham chiến, và nhiều quốc gia đã xảy ra xung đột với Mỹ. Tuy nhiên theo các nhà sử học quân sự của Mỹ, mặc dù gây chiến trên toàn thế giới, nhưng có 3 quốc gia khiến Mỹ phải thừa nhận là nguồn cơn "đau đầu" của nước Mỹ. Ảnh: Thiết giáp hạm USS Missouri pháo kích vào bờ biển Triều Tiên năm 1953- Nguồn: History.com Quốc gia đầu tiên là Nhật Bản, thành tích của đất nước này trong Thế chiến thứ 2 không chỉ khiến nước Mỹ lạnh sống lưng mà còn khiến các nước khác tham chiến lo lắng. Ảnh: Tàu sân bay USS Bunker Hill bốc cháy sau đợt tấn công cảm tử của máy bay Nhật - Nguồn: Picturahistoria Nhật Bản có quân đội gây chết chóc lớn nhất cho Quân đội Mỹ trong thế chiến 2; quân đội phát xít Nhật thậm chí có thể nấp sau lưng dân thường và phát động các cuộc tấn công liều chết vào quân đội Mỹ. Ảnh: Quân Mỹ bị thương trên đảo Iwo Jima của Nhật Bản - Nguồn: Wikipedia Theo số liệu, trên chiến trường Thái Bình Dương, quân đội phát xít Nhật Bản đã khiến quân Mỹ thương vong gần 600.000 người, điều này cho thấy Nhật Bản quả thực là quân đội khó đối phó. Ảnh: Máy bay ném bom Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong thế chiến 2 - Nguồn: Viện Lưu trữ quốc gia Nhật Bản. Quốc gia thứ hai mà Mỹ ngán ngại là Việt Nam; thống kê cho thấy trong chiến tranh Việt Nam, gần 60.000 quân Mỹ bị thiệt mạng. Tuy con số thương vong này ít hơn nhiều so với tổn thất do quân đội Nhật Bản gây ra, nhưng cần hiểu rằng thực lực của Việt Nam và Mỹ lúc đó rất khác nhau, có thể nói bại thành thắng trong tình thế "nghìn cân treo sợi tóc". Ảnh: Quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam năm 1966 - Nguồn: Wikipedia. Theo các sử gia thế giới, với sức mạnh vượt trội đến cả trăm lần, ít có ai tin rằng Việt Nam sẽ "trụ" được trước sức mạnh khủng khiếp của Quân đội Mỹ; nhưng Mỹ đã vướng vào thế trận "chiến tranh nhân dân" của Việt Nam, khi vừa phải đối phó với một cuộc chiến tranh du kích phát triển ở trình độ cao, kết hợp với một cuộc chiến tranh quy ước. Ảnh: Quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam năm 1966 - Nguồn: Wikipedia. Quốc gia thứ ba là Afghanistan, Quân đội Mỹ đã chiến đấu ở đây gần 20 năm (từ năm 2001), Quân đội Mỹ không chỉ chịu thương vong nặng nề mà còn mất vô số tài nguyên và kinh phí. Ảnh: Quân đội Mỹ tại chiến trường Afghanistan - Nguồn: Wikipedia. Thực tế các lực lượng thánh chiến Taliban ở Afghanistan đã bị cắt đứt đường tài trợ, nhưng vẫn cầm cự với Quân đội Mỹ trong 20 năm; thực tế nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn tại Afghanistan hiện vẫn nằm trong sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Taliban. Ảnh: Lực lượng vũ trang Taliban vẫn hiện diện khắp lãnh thổ Afghanistan - Nguồn: AP Hiện tại cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan vẫn chưa nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm", nhiều đời Tổng thống Mỹ hứa rút hết quân tại Afghanistan về nước. Ảnh: Xe bọc thép của Quân đội Mỹ bị lực lượng Taliban phục kích tại chiến trường Afghanistan - Nguồn: Reuters. Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu Quân đội Mỹ rút quân, thì chính quyền hiện tại do Mỹ dựng lên, sẽ sụp đổ nhanh chóng như chính quyền của Najibullah khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1989. Không nghi ngờ gì khi trong mắt quân đội Mỹ, Afghanistan cũng là đối thủ cực kỳ khó đối phó. Ảnh: Lính Mỹ bị thương tại chiến trường Afghanistan - Nguồn: Reuters. Trong ba đối thủ "khó nhằn" đối với quân đội Mỹ, thì Việt Nam là quốc gia mà nhiều quốc gia sau nay lấy làm biểu tượng trong cuộc đấu tranh "lấy yếu thắng mạnh"; và nhiều nhà sử học vẫn tiếp tục đi sâu tìm hiểu tại sao Quân đội Mỹ lại thất bại trong cuộc chiến tại Việt Nam. Ảnh: Quân đội Mỹ làm lễ hạ cờ, rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam năm 1973 - Nguồn: Wikipedia. Video UAV Predator của quân đội Mỹ - Nguồn: QPVN

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


Máy bay   Nhật Bản   Reuters   Tổng thống   Việt Nam   chuyên gia   sân bay  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...