02/12/2021 11:15  
Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gồm 5 phần cơ bản: thực trạng và xu hướng phát triển; khung hướng dẫn chuyển đổi số; bộ giải pháp chuyển đổi số; khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự và bộ tiêu chí đánh giá.

Khảo sát của Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 cho thấy, 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Giữa năm 2021, VINASA đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SME gồm 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về chuyển đổi số như MISA, SAPO, SSG, Bravo, FSI, An Vui, Nexttech, FPT, Viettel, VNPT, VCCorp, Hài Hòa, Getfly, VietISO, BASE, SmartLog, Savis, EzCloud….

26 lĩnh vực đã được lựa chọn để xây dựng khung chuyển đổi số phù hợp nhất với SME của Việt Nam. Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vực sẽ bao gồm các phần cơ bản:

1. Thực trạng và xu hướng phát triển

Đưa ra cái nhìn cái nhìn tổng thể về thực trạng, mô hình, loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực và quan trọng hơn là đưa ra được những xu hướng phát triển của ngành đó trong thời gian tới.

2. Khung hướng dẫn chuyển đổi số

- Khung giải pháp cơ bản: Là các giải pháp và dịch vụ chuyển đổi số cơ bản, nền tảng hầu hết lĩnh vực nào cũng cần sử dụng như phần mềm tài chính kế toán, kinh doanh/marketing, quản trị nhân sự, quản lý điều hành nói chung. Khung được chia làm 3 cấp độ cho 3 quy mô doanh nghiệp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

- Khung giải pháp chuyên dụng: Là các giải pháp chỉ ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới cần sử dụng, chẳng hạn phần mềm bán hàng cho lĩnh vực bán lẻ; phần mềm quản lý khách sạn cho lĩnh vực du lịch; phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp có nhà máy sản xuất; phần mềm quản lý và kiểm soát chất lượng cho ngành chế biến thủy sản; phần mềm thiết kế cho doanh nghiệp xây dựng…

Bộ giải pháp được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Sẵn sàng. Ở cấp độ này, các hoạt động thiết yếu như kinh doanh/bán hàng, sản xuất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng đều sử dụng nền tảng/giải pháp số.

Cấp độ 2: Phát triển. Cấp độ này hướng đến ứng dụng chuyển đổi số giúp tự động hóa nâng cao năng suất, như tự động hóa bán hàng và vận hành nội bộ, triển khai mobile app cho khách hàng và nhân viên. Mọi dữ liệu tập trung trên đám mây (cloud) để làm nền tảng cho cấp độ 3.

Cấp độ 3: Đột phá. Cấp độ này sử dụng dữ liệu Big Data, AI để phân tích dự báo kinh doanh, từ đó phát hiện thị trường mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; giúp doanh nghiệp phát triển đột phá.

3. Bộ giải pháp

Ứng với mỗi công cụ các doanh nghiệp SME cần trong các cấp độ chuyển đổi số, Hội đồng xây dựng một bộ giải pháp kèm theo. Đây cũng là cách để Hội đồng và VINASA tạo ra môi trường kết nối giữa các SME với đúng đơn vị tư vấn, cung cấp giải pháp, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

4. Khuyến nghị kỹ năng số cần đào tạo

Chuyển đổi số thành công hay không thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Vì vậy, những kỹ năng số cần được đào tạo cho các lãnh đạo, cán bộ nhân viên. Các nhân sự được phân loại theo yêu cầu hệ thống và theo trình độ để cần đào tạo. Ví dụ: nhân sự không phụ trách công nghệ thì kỹ năng nhận thức, về tháo tác; nhân sự cao cấp hơn cần biết sắp xếp dữ liệu một cách khoa học, còn nhân sự phụ trách công nghệ cần những công nghệ mới, mô hình phân tích dữ liệu, dự báo...

5. Bộ tiêu chí đánh giá

Đây là một số tiêu chí để các doanh nghiệp SME có thể tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình.

Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn


Hiệp hội   Việt Nam   chuyên gia   doanh nghiệp   du lịch   dịch vụ   kế toán   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...