01/04/2021 12:21  
Google gợi ý 5 cách đơn giản giúp bạn phát hiện thông tin sai lệch trên mạng.

Đại dịch COVID-19, các cuộc bầu cử diễn ra trên khắp thế giới,... đã khiến những người phụ trách công việc xác minh dữ kiện trên toàn thế giới có một năm bận rộn. Hơn 50.000 dữ kiện cần xác minh mới đã xuất hiện trên Google Search trong năm qua, với tất cả lượt xác minh dữ kiện là hơn 2,4 tỉ lượt theo ghi nhận của Google Search.

Theo Google, việc xác minh dữ kiện có thể giúp chống lại tin giả. Trong một báo cáo mới đây do Google News hỗ trợ, nhà nghiên cứu Ethan Porter, Thomas Wood và Yamil Velez phát hiện ra rằng: Các đính chính dưới hình thức xác minh dữ kiện có thể làm giảm hậu quả của thông tin sai lệch về vắc-xin COVID-19.

Song, việc xác minh dữ kiện không phải chỉ dành riêng cho những chuyên gia. Mỗi ngày, mọi người đều tìm kiếm chứng cứ để xác nhận hoặc bác bỏ thông tin mà họ không chắc chắn. Trong 12 tháng qua, các tìm kiếm trên Google với nội dung “[Việc gì đó] có thật không” cao hơn so với những tìm kiếm về “Cách làm bánh mì” - chủ đề tìm kiếm từng lọt top trong báo cáo năm 2020 của Google Search. Xu hướng tìm kiếm cho từ khóa “[Việc gì đó] có thật không” đạt mức cao nhất trên toàn thế giới vào tháng 10/2020.

Và nhân Ngày Nói dối (1/4) và Ngày Quốc tế Xác minh dữ kiện (ngày 2/4) sắp đến, Google gợi ý 5 cách đơn giản giúp bạn đặt những câu hỏi đúng để có thể phát hiện thông tin sai lệch trên mạng dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm về nguồn tin

Bạn đã bao giờ tình cờ đọc được một câu chuyện đáng ngạc nhiên từ một trang web mà bạn chưa bao giờ nghe đến chưa? Đầu tiên, hãy xem liệu nguồn tin đó đã được xác thực chưa. Sau khi tìm kiếm về nguồn tin, bạn có thể nhấn vào biểu tượng menu để tìm hiểu thêm về kết quả. Hiện, tính năng này chỉ mới hỗ trợ tiếng Anh và khả dụng tại Mỹ.

Nguồn tin: www.24h.com.vn


Xu hướng   bí kíp   chuyên gia  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...