27/10/2021 11:15  
Phát triển kinh tế kết hợp chống dịch hiệu quả” đang trở thành định hướng phát triển kinh tế chung của nhiều doanh nghiệp. Để tiến trình này được diễn ra thuận lợi, hệ thống quản lý vận hành chính là yếu tố xương sống mà các đơn vị cần quan tâm đầu tư.

Nhờ việc các giai đoạn bùng phát dịch xảy ra muộn hơn nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam được giới chuyên môn đánh giá có một số lợi thế phục hồi nhanh thông qua các bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước. Song, tất cả “học hỏi" này chỉ phát huy hiệu quả khi các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được một trong những tiêu chí nền tảng của quá trình phục hồi: khả năng ứng dụng công nghệ, số hoá vào quản lý.

Những tiêu chí kể trên không mới nhưng cần phải cập nhật và hoàn thiện hơn nữa ở bối cảnh hiện tại - khi nhu cầu điều hành và làm việc trực tuyến (work from home, văn phòng mở…) tăng cao, dần trở thành xu thế làm việc mới tại nhiều công sở. 

Vậy đâu là những tiêu chí để đánh giá quá trình nâng cấp quản lý đạt được kết quả tối ưu, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay? Câu trả lời đã được ông Nguyễn Phạm Vĩnh Khương - Giám đốc quốc gia Aruba tại Việt Nam, đại diện chuyên môn về hạ tầng mạng và công cụ quản lý số chia sẻ đến độc giả Doanh Nhân Sài Gòn

*Theo ông, đâu là những vấn đề về hạng tầng mạng mà các doanh nghiệp trong nước nên quan tâm ở giai đoạn giữa và hậu dịch bệnh?

-Trước hết, các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận đúng bản chất của dịch bệnh lần này. Dịch bệnh không thể chấm dứt trong một thời gian ngắn thậm chí là phải “sống chung”. Như vậy, những thay đổi, quyết định trong quá trình chống dịch - thay vì dừng lại ở vai trò ứng phó tạm thời, phải đồng thời trở thành một định hướng phát triển cho cả giai đoạn về sau. Đầu tư cho hạ tầng mạng và các công cụ làm việc trực tuyến vì thế sẽ trở thành một khoản đầu tư thiết yếu gần như bắt buộc.

Vấn đề ở chỗ mỗi doanh nghiệp lại có đặc thù và điều kiện khác nhau, do đó những khoản đầu tư quan trọng như hạ tầng mạng cũng phải mang tính chất “đo ni". Với doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính và đặc thù quy mô vận hành rộng, các giải pháp hạ tầng mạng uy tín, nổi tiếng trên thế giới, có khả năng tối ưu băng thông và khả năng kiểm soát rủi ro tốt sẽ là lựa chọn nên cân nhắc. Còn với nhóm SMEs với giới hạn về tài chính và quy mô nhỏ hơn, khả năng tối ưu chi phí và dễ sử dụng chính là những tiêu chí cần chú ý khi chọn giải pháp quản lý vận hành số.

Tiếp đến là vấn đề an ninh mạng. Không quá khó để thấy đây là nội dung được chú ý trong nhiều năm trở lại đây khi tình trạng tin tặc (hacker), các vụ xâm nhập thông tin doanh nghiệp diễn ra ngày càng nhiều trên thế giới và ngay tại Việt Nam. 

Theo quan sát của mình, tôi cho rằng hạn chế lớn nhất của hoạt động đảm bảo an toàn mạng tại các doanh nghiệp trong nước chính là do thiếu cảnh giác hoặc chưa hiểu đúng về câu chuyện an ninh mạng. 

Không ít các doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp SMEs, vẫn còn nhầm lẫn bảo mật (mạng) truyền thống (network security -  thể hiện qua các phần mềm diệt virus, chống xâm nhập mạng…) với an ninh mạng của hệ thống vận hành/hạ tầng mạng, đều này vô tình tạo ra kẽ hở xâm nhập từ bên ngoài. 

An ninh hạ tầng mạng khác với bảo mật truyền thống ở chỗ quản lý được sự kết nối của các thiết bị ngoại vi với hệ thống quản lý và giữa các thiết bị ngoại vi với nhau. 

Ví dụ như việc đảm bảo hệ thống camera toà nhà, hệ thống quét cảm biến (sensor), hệ thống cửa dùng thẻ từ của toà nhà hoặc văn phòng không bị xâm nhập; hoặc như việc bảo mật thông tin chuyển từ laptop nhân viên (dùng Wifi tại nhà riêng, quán cà phê) kết nối đến hệ thống văn phòng ảo của công ty. 

*Trước những hiện trạng trên, các giải pháp hạ tầng mạng hiện có tại thị trường Việt Nam đã đáp ứng tốt hay chưa? Bản thân ông đánh giá thế nào về chất lượng các sản phẩm này?

-Khách quan mà nói, thị trường giải pháp hạ tầng mạng tại Việt Nam không sôi nổi nếu so với nhiều nước ở châu Á. Tuy nhiên, những sản phẩm đã và đang được giới thiệu trong nước đã đáp ứng khá tốt nhu cầu đặt ra, cụ thể ở hai mảng thiết bị Wifi và thiết bị hệ thống.

Trong khi mảng thiết bị Wifi có sự sôi động hơn vì phát triển từ sớm thì ở mảng thiết bị hệ thống lại là “sân chơi" của số ít hơn các công ty công nghệ. Trên tổng thể, các thương hiệu hiện có đều đến từ những cái tên lớn trong ngành nên chất lượng và độ uy tín khá đảm bảo. Điểm khác biệt lớn nhất ở chỗ một số thương hiệu nhờ tích hợp công nghệ mới nên có nhiều ưu điểm hơn số còn lại. Xét trong mảng này, Aruba may mắn có được lợi thế cạnh tranh tốt, không chỉ vì uy tín thương hiệu trên thế giới mà còn ở khả năng tối ưu chi phí và các ưu điểm về công nghệ mới.

Đơn cử, sản phẩm CX Switch gần đây của Aruba đã nhận được sự hưởng ứng tích cực tại Việt Nam. Lý do là vì thiết bị không chỉ làm tốt vấn đề quản lý dữ liệu/vận hành, tính bảo mật cao mà còn tích hợp AI và IoT. AI sẽ giúp đơn giản hoá việc quản lý, kiểm soát rủi ro hay thậm chí là đưa ra các giải pháp xử lý sự cố nhanh chóng như một chuyên viên IT. Còn với tính năng IoT, việc quản lý từ xa đa tác vụ, đa thiết bị sẽ mượt mà và thông minh hơn. 

Thành công của CX Switch còn được khẳng định khi góp phần lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn dịch bệnh của Aruba Việt Nam lên đến 50% (năm 2020 so với 2019). Về thị phần, từ khi bắt đầu kinh doanh (giai đoạn 2018), CX Switch của Aruba vẫn đang chiếm tỉ trọng cao, hiện tại là vị trí thứ 2 với 11-12% thị phần.

*Bên cạnh tính năng về sản phẩm, Aruba có lợi thế gì để có thể giữ chân khách hàng lâu năm và mở rộng nhóm khách hàng mới - nhất là trong giai đoạn sắp tới khi nhu cầu đầu tư hạ tầng mạng tăng cao?

-May mắn là Aruba có được tệp khách hàng “khó tính” khá trung thành - đó là những tổ chức nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp lớn… Kết quả này có được, bên cạnh các sản phẩm tốt còn nằm ở một dịch vụ khách hàng chu toàn theo tinh thần “job to be done"(JTBD)

Cha đẻ của JTBD - Theodore Levitt đã nói "mọi người không muốn khoan 1/4 inch, họ muốn có cái lỗ 1 inch". Điều này có nghĩa khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ để hoàn thành công việc của họ thay vì một sản phẩm về được mua về xài rồi bỏ đi, mà công việc của họ vẫn chưa được hoàn thành.

Khách hàng sẽ phát sinh ra JTBD khi muốn cải thiện doanh nghiệp (về một mặt bất kỳ nào đó), nhưng không biết cách làm thế nào. Khi mà khách hàng tìm và có thể sử dụng được một giải pháp nào có thể giải quyết được phiền phức đó một cách tốt nhất (về cả phương diện tính năng, cảm xúc) thì “jobs” đó được xem là “done”.

Lấy nền tảng từ tinh thần này, Aruba chủ động hiểu “jobs" của khách hàng - những khó khăn, phiền phức mà họ gặp phải, cần vượt qua để phát triển. Đồng thời, ở vị trí chuyên gia, Aruba đầu tư R&D sản phẩm để đáp ứng nhiều hơn yêu cầu của khách hàng  để phù hợp với cách thức các nhà quản lý suy nghĩ về kinh doanh, tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. 

Điều này lý giải vì sao khi CX Switch ra đời, không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý cơ bản mà còn tích hợp thêm IoT và AI để tiên liệu tốt hơn các tình huống và giúp khách hàng “dễ thở” hơn trên hành trình số hoá hệ thống quản lý. Ví dụ mới nhất là trong thời gian dịch bệnh hạn chế di chuyển vừa qua, nhờ có AI mà các sự cố (nếu có) của đối tác dùng sản phẩm Aruba đã được xử lý rất nhanh, sớm trở lại hoạt động bình thường. 

Bên cạnh đó, định kỳ Aruba cũng sẽ có những tư vấn, kiểm tra để giúp khách hàng yên tâm hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm. 

Các sản phẩm Aruba tại Việt Nam được phân phối chính hãng bởi Công ty cổ phần công nghệ Elite. Doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về Aruba CX Switch tại website:

*Xin cảm ơn ông về những chia sẻ trên!

Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn


Covid   Covid-19   Doanh Nhân   Thành công   Việt Nam   an ninh mạng   chuyên gia   doanh nghiệp   dịch vụ   hoàn thành công việc   laptop   sáng tạo   Đầu tư  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...