16/11/2020 7:35  

Hiện máy bay chiến đấu do Nga sản xuất vẫn là trụ cột của lực lượng không quân Việt Nam và Ấn Độ; trong quá khứ, Việt Nam và Ấn Độ từng là hai quốc gia từng sử dụng nhiều chiến đấu cơ MiG-21, và loại máy bay này từng là máy bay chiến đấu chủ lực của cả hai quốc gia. Với Việt Nam, ngay từ năm 2010 đã bắt đầu tiến hành loại dần những chiến đấu cơ MiG-21, do loại máy bay này đã hết thời gian khai thác, đồng thời phụ tùng cũng khan hiếm; đến năm 2015, chiếc MiG-21 cuối cùng đã ngừng bay trên bầu trời Việt Nam, sau gần nửa thế kỷ hoạt động liên tục. MiG-21 là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ 3 được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không thế giới; tính từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1955, hiện MiG-21 vẫn đang còn phục vụ ở nhiều quốc gia. MiG-21 được phát triển sau khi rút kinh nghiệm của MiG-17 và MiG-19. Sự ra đời của MiG-21 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong Chiến tranh Lạnh; khi mới được đưa vào sử dụng, MiG-21 đã đủ khiến người Mỹ khiếp sợ. Đối với Liên Xô, ngay từ đầu thập niên 1980, Liên Xô đã ngừng sản xuất MiG-21, để giành nguồn lực sản xuất các loại máy bay chiến đấu khác hiện đại hơn; nhưng sau đó, MiG-21 vẫn còn tiếp tục được chế tạo ở Ấn Độ và quốc gia này cũng nổi tiếng với những phi vụ rơi MiG-21. Sau khi loại khỏi biên chế chiến đấu máy bay MiG-21, theo truyền thông Ấn Độ, Việt Nam hiện đang nghiên cứu để cải tiến những chiếc MiG-21 thành máy bay không người lái (UAV) chiến đấu. Nhưng việc này liệu có khả thi? Việc chuyển đổi một máy bay cũ như vậy thành một UAV chiến đấu có thể có những thách thức lớn hơn, so với việc phát triển một UAV hoàn toàn mới, bởi vì những máy bay chiến đấu cũ này thiếu các hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hay các phần mềm điều khiển bay. Trước kia, để đáp ứng yêu cầu "nhanh, nhiều" của Quân đội Liên Xô, nên cấu tạo của MiG-21 khá đơn giản; những chiếc MiG-21 đều được điều khiển thủ công, đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng của phi công. Thậm chí ngày nay, những chiếc MiG-21 còn được lái bởi những phi công đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm bay. Do MiG-21 sử dụng hệ truyền động cơ học, điều này khiến nhiệm vụ thiết kế giao diện máy tính trên máy bay rất khó khăn và tốn kém. Ngay cả người Nga cũng không làm điều này, mà họ sẵn sàng chế tạo máy bay không người lái mới hơn. Theo truyền thông Ấn Độ, hiện tại các nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến việc cất hạ cánh chính xác của máy bay không người lái. Việc chuyển đổi những tiêm kích đánh chặn cũ này thành UAV có thể mang lại lợi ích to lớn cho Không quân Việt Nam. Việc cải hoán những máy bay chiến đấu thành UAV, đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện kỹ năng chiến đấu trên không của phi công, và những chiếc máy bay này có thể tạo ra một môi trường đối đầu thực tế hơn. Ví dụ những chiếc UAV hoán cải này sẽ làm mục tiêu cho hệ thống phòng không S-300 trong các cuộc tập trận, hoặc chúng sẽ đảm nhiệm một vai trò gì đó khác như trinh sát trận địa. Ngoài chức năng UAV như đã nêu ở trên, một trong những phương án đã được nhiều quốc gia áp dụng đó là biến MiG-21 trở thành những quả "tên lửa hành trình" tấn công mặt đất. Mỹ cũng đã cải tiến F-16 của họ và biến nó thành một máy bay chiến đấu không người lái, đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Năm 2010, Không quân Mỹ bắt đầu chuyển đổi một số máy bay F-16 thành QF-16 (Q là viết tắt của UAV). Ảnh: UAV QF-16. Nguồn: Wikipedia. QF-16 sử dụng gói thiết bị UAV đặc biệt do Boeing thiết kế, để biến máy bay chiến đấu có người điều khiển thành một máy bay không người lái. Máy tính trên máy bay có thể chuyển đổi lệnh của người điều khiển mặt đất thành hành động bay của máy bay chiến đấu. Ảnh: UAV QF-16. Nguồn: Wikipedia. Ngoài QF-16 của Mỹ, Ấn Độ gần đây đã có bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chuyển đổi chiến đấu cơ thành UAV; Ấn Độ đang thực hiện một dự án nghiên cứu và phát triển đầy tham vọng, nhằm chuyển đổi các máy bay chiến đấu HAL Tejas mới nhất của họ thành UAV. Video Trận không kích hạm đội Mỹ huyền thoại của MiG-17 Việt Nam - Nguồn: QPVNMô tả video

Nguồn tin: kienthuc.net.vn


F-16   Máy tính   Việt Nam   huyền thoại   sản xuất  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...