22/12/2021 14:10  
Nhiễm giun là vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, bệnh chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, người ta đã xác định được trên 100 loại giun tròn có khả năng gây bệnh cho người.

Nhiễm giun đường tiêu hóa là một vấn đề của những nước đang phát triển đặc biệt là ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm nóng như ở nước ta. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính trên thế giới có hơn 1.000.000.000 người nhiễm một hay nhiều loại giun đường ruột, và có khoảng 2.000.000.000 người có nguy cơ bị lây nhiễm. Hằng năm có khoảng 3,5 triệu trường hợp có triệu chứng liên quan đến các bệnh giun tròn. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm đúng mức.

Trên thực tế, chúng ta có thể bị nhiễm giun theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào loại giun. Đồng thời, các loại giun cũng có tập tính và đặc tính rất phức tạp. Chúng khác nhau về cả mặt kích thước, khu vực ký sinh, tác hại, lẫn hình thức sinh sản. Vậy có các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người nào?

Phân loại các loại giun phổ biến thường ký sinh ở người

Về cơ bản, các loại giun có thể ký sinh trong cơ thể người phổ biến là: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.

Thứ nhất, giun đũa là loại giun có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài khoảng 20-25 cm, giun đực trưởng thành dài khoảng 15-17 cm. Giun đũa cái có khả năng đẻ khoảng 200 ngàn trứng/ngày và có đời sống từ 13-15 tháng. Giun có màu trắng, hồng, đầu và đuôi thon, nhọn. Giun đũa thường phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Người dân sinh sống ở khu vực nông thôn thường có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn người dân ở thành thị. Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm giun đũa hơn là người lớn. Con người, đặc biệt là trẻ em là ổ chứa của giun đũa.

Thứ hai, giun móc là loại giun ký sinh ở người, thuộc họ Ancylostomidae. Tùy thuộc trong ruột giun móc có máu hay không, mà màu sắc của loại giun này có sự thay đổi nhất định: từ màu trắng sữa, cho đến hơi hồng hoặc đỏ nâu. Kích thước của giun móc nhỏ hơn giun đũa. Giun móc đực chỉ dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài khoảng 10-13mm. Giun móc cái có thể đẻ từ 10 ngàn - 25 ngàn trứng/ngày. Giun móc có thể sống từ 4-5 năm trong cơ thể người nếu không được điều trị. Trong bao miệng giun móc có 2 đôi răng hình móc được bố trí cân xứng, giúp giun cắn chặt vào niêm mạc tá tràng để hút máu.

Thứ ba là giun tóc. Hình thể giun tóc được chia thành 2 phần: phần đầu dài chiếm ⅔ cơ thể, phần thân ngắn và phình to. Giun tóc có màu hồng nhạt, hoặc trắng sữa. Giun cái dài khoảng 30-50 mm, giun đực dài khoảng 30-45 mm. Giun tóc cái có khả năng đẻ đến 2 ngàn trứng/ngày và có vòng đời từ 5-6 năm nếu không được điều trị. Giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người dân sinh sống ở nông thôn, có tập quán sinh hoạt lạc hậu, điều kiện vệ sinh kém thường có nguy cơ nhiễm giun tóc cao hơn người dân ở thành thị. Đặc biệt, nhiễm giun tóc thường gặp ở những người có thói quen dùng phân chưa qua xử lý bón ruộng.

Cuối cùng là giun kim. Loại giun này có đầu hơi phình và vỏ có khía, màu trắng sữa. Giun kim đực có thể dài khoảng 2-5 mm, đuôi cong và có gai sinh dục; giun kim cái dài 9-12 mm, đuôi dài và nhọn. Giun kim cái có khả năng đẻ 4 ngàn - 16 ngàn trứng, sau khi đẻ hết trứng, giun teo lại và chết. Ổ chứa của giun kim là con người, đặc biệt là trẻ em. Giun kim có thể lây truyền qua đường ăn uống, do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn, nước uống. Ngoài ra, giun kim còn có con đường lây truyền bất thường: trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các rãnh hậu môn. Từ hậu môn, các ấu trùng giun kim di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành.

Ngăn chặn và phòng ngừa bệnh nhiễm giun

Khi bị nhiễm giun nặng có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức. Ở trẻ nhỏ có thể gây tắc ruột và suy dinh dưỡng. Các triệu chứng khác như ho là do sự di chuyển của ấu trùng giun đến cơ quan phổi trong cơ thể. Khi bị nhiễm giun nặng có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức. Vì thế, việc ngăn chặn giun tấn công sâu hơn vào cơ thể là vô cùng quan trọng. Có nhiều cách thức được áp dụng để phòng nhiễm giun. Tuy nhiên, uống thuốc xổ giun định kỳ là cách tốt nhất để phòng bệnh.

Dù bạn có đang tất bật chuẩn bị cho những ngày cuối năm thì cũng đừng quên lịch xổ giun cho gia đình ngày 6/1 sắp đến nhé! Để nhớ lịch tẩy giun, hãy sử dụng công thức 6116 - 1 lần tẩy giun để "detox" cơ thể dịp năm mới 6/1, và 1 lần tẩy giun để đón ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Đặc biệt, bạn nhớ tẩy giun cùng lúc cho cả nhà để bảo vệ sức khỏe cho mọi người thân yêu, tránh lây nhiễm chéo nhé.

Trường Thịnh

Nguồn tin: dantri.com.vn


Việt Nam   thói quen  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...