25/10/2021 10:15  
Sách “Cuộc duy tân Minh Trị (1858-1881) chủ yếu đưa ra một mô hình và những luận chứng về mô hình đó để giải thích lịch sử Nhật Bản trong khoảng thời gian 23 năm từ 1858 đến 1881. Đây là khoảng thời gian Nhật Bản được đánh thức khỏi giấc ngủ “tỏa quốc” triền miên, đến khi định hướng xong cho sự phát triển thể chế quân chủ lập hiến với dự định về san định Hiến pháp và thiết lập Nghị viện. 

Cuốn sách gồm 3 phần: 

Phần 1: Cấu trúc mềm của thời duy tân Minh Trị. Giới thiệu về mô hình; cấu trúc mềm nhiều lớp; những nhân vật của thời duy tân Minh Trị; sự sinh động của chính sách và cục diện chính trị; điều kiện tạo ra cải cách. 

Phần 2: So sánh các phiên bang có cải cách - bao gồm: Etsuzen; Tosa; Choshu; Satsuma; Nhóm cải cách Satsuma; Samuarai Satsuma; đến cấu trúc mềm thời kỳ cận hiện đại. 

Phần 3: Xã hội thời Edo: chuẩn bị nhảy vọt. Phân tích sự phát triển chồng chất của xã hội Nhật Bản; những điều kiện tiền đề cho quá trình hiện đại hóa; cạnh tranh chính trị và chủ nghĩa dân tộc cuối thời Edo.   

Nước Nhật thời Minh Trị đã thành công trong sự nghiệp thống nhất quốc tế, nghĩa là đã tự mình kết hợp, kết nối được với thế giới văn minh thời ấy, là không phải vì đã kết hợp một cách thụ động mà thật ra đã kết hợp có thích ứng về mặt diễn dịch một cách năng động. 

Mời quý bạn đọc tham gia Bình chọn "Top 10 quyển sách đáng đọc năm 2021">>>

Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn


Bình chọn   Nhật Bản   Top 10   Xã hội   chính sách  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...