14/07/2022 15:15  
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Bắc Kinh đã lắng nghe đề xuất áp trần giá dầu Moskva từ Washington và sẵn sàng thảo luận thêm về ý tưởng này.

Bà Yellen cho biết thông tin này tại cuộc phỏng vấn ngày 13/7/2022 và nói đã trao đổi về ý tưởng áp trần giá dầu Nga với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại cuộc họp trực tuyến tuần trước. "Họ đã lắng nghe và sẵn sàng thảo luận thêm với chúng tôi về vấn đề này", bà nói. Hiện, Trung Quốc chưa phản hồi thông tin này.

Là đối tác nhập dầu lớn của Nga, dữ liệu theo dõi tàu chở dầu tuần trước cho thấy Trung Quốc có khả năng đã nhập 2 triệu thùng/ngày từ Nga vào tháng 6/2022. Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc không áp lệnh trừng phạt Nga, thậm chí còn tăng mua dầu giá rẻ từ nước này, bất chấp sức ép của phương Tây. Bắc Kinh đã kêu gọi các bên trong xung đột Ukraine đàm phán hòa bình, nhưng không chỉ trích Moskva.

Sau hội nghị ở Đức cuối tháng 6/2022, lãnh đạo G7 đã đề nghị các nước xem xét đề xuất áp trần giá dầu Nga để cắt nguồn thu của Moskva. G7 nói có thể xem xét các biện pháp như cấm dịch vụ vận chuyển dầu thô và sản phẩm hóa dầu Nga trên toàn cầu, trừ phi dầu được mua với giá bằng hoặc thấp hơn mức đã thỏa thuận với sự tham vấn của các đối tác quốc tế.

Dù vậy, , nhất là nếu Nga quyết định giảm xuất khẩu dầu và khí đốt sang Liên minh châu Âu (EU) - điều ngược lại có thể gây thiệt hại khôn lường cho khối này. Và, thế khó của phương Tây có thể được thấy rõ thông qua việc Canada cuối tuần qua đã đồng ý giao cho Đức các tuabin khí cần thiết để duy trì đường ống Nord Stream 1, bất chấp lệnh trừng phạt nhằm vào Nga lẫn sự phản đối từ Ukraine.

Tháng trước, Gazprom đã cắt 40% lượng khí đốt qua Nord Stream 1 với lý do tuabin nén khí bị chậm bàn giao sau khi sửa chữa ở Canada. Theo Siemens Energy - tập đoàn công nghiệp Đức bảo trì tuabin này, một trong các tuabin chưa thể trở lại Đức do lệnh trừng phạt của Canada với Nga.

Thế nên, việc Canada đồng ý giao cho Đức các tuabin bất chấp lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đã khiến Kiev kịch liệt phản đối. Kiev đã triệu tập đại sứ của Ottawa để phản đối động thái "không thể chấp nhận được". Hiệp hội Thế giới Ukraine - tổ chức đại diện công dân nước này, đã đệ đơn kiện yêu cầu tòa án liên bang Canada xem xét lại quyết định.

Đáp lại chỉ trích, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói biện pháp trừng phạt "nhằm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin và những người hỗ trợ ông ấy không phải được tạo ra để gây hại cho các đồng minh của chúng ta và người dân của họ".

Ông giải thích quyết định cho phép vận chuyển các bộ phận này đến Đức nhằm tránh khủng hoảng năng lượng lớn có thể xảy ra ở châu Âu, cũng như duy trì sự ủng hộ của người dân với sự hậu thuẫn của phương Tây dành cho Ukraine. "Đây là quyết định rất khó khăn", ông Trudeau nói.

Nguồn tin: doanhnhansaigon.vn


Hiệp hội   Trung Quốc   Tài chính   Tổng thống   dịch vụ   khủng hoảng  


Bài viết liên quan


Loading…
Bấm để xem thêm ...